Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng quý III giảm sâu do yếu tố dịch bệnh diễn biến phức tạp và thời tiết mùa mưa. Sản lượng tiêu thụ tôn mạ quý III vẫn tăng mạnh nhờ động lực xuất khẩu. Doanh nghiệp thép báo cáo lợi nhuận giảm sâu so với quý II, có đơn vị báo lỗ.
Tiêu thụ thép xây dựng giảm sâu, tôn mạ và HRC tăng mạnh
Lũy kế quý III, tiêu thụ thép thành phẩm tương đương cùng kỳ năm trước đạt 6,2 triệu tấn, trong đó xuất khẩu tăng 56,6% đạt 2,16 triệu tấn, nội địa giảm 15,45% xuống 4 triệu tấn. Tuy nhiên, so với quý II thì tiêu thụ thép thành phẩm giảm 16%.Chịu ảnh hưởng của dịch bệnh cùng yếu tố thời tiết không thuận lợi, tiêu thụ thép xây dựng giảm 25% xuống 2,2 triệu tấn, ống thép giảm 40%. Ngược lại, tôn mạ tăng 25% lên 1,37 triệu tấn, riêng xuất khẩu là 1 triệu tấn; HRC tăng 68% lên 1,7 triệu tấn nhờ có sự tham gia của Hòa Phát ( HoSE: HPG ).VSA nhận định triển vọng bán hàng thép xây dựng tháng 10 và quý IV sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, việc người dân kéo nhau về quê với lượng rất đông khiến lực lượng lao động giảm, các công trình xây dựng (dân dụng và dự án) chậm tiến độ dù việc nới lỏng giãn sách được thực hiện sau khi dịch bệnh được kiểm soát ở mức nhất định.Lũy kế 9 tháng, sản xuất và bán hàng thép thành phẩm tăng trưởng lần lượt 34,1% và 32,5%. Cụ thể, sản xuất đạt 24,8 triệu tấn và bán hàng đạt 22 triệu tấn; xuất khẩu 5,7 triệu tấn, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, giá nguyên liệu sản xuất thép toàn cầu 9 tháng diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng kể từ cuối năm 2020, trong đó giá quặng sắt thời điểm tháng 5 cao gấp 2,6 lần, giá phế liệu tăng 2,5 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2020. Đến quý III, giá các loại nguyên liệu trên điều chỉnh giảm. Vào đầu tháng 10, giá quặng sắt giao dịch quanh 125 USD/tấn, giảm khoảng 85 USD/tấn so với mức cao ghi nhận hồi tháng 5. Giá HRC neo ở 860 USD/tấn, biên động không nhiều trong quý III.Nhu cầu thấp cùng giá nguyên liệu điều chỉnh giảm khiến giá thép xây dựng trong nước cũng giữ mức bình quân khoảng 16.200 – 16.500 đồng trong quý III tùy chủng loại.Lợi nhuận doanh nghiệp thép đồng loạt giảm so với đỉnh quý IITrong bối cảnh tiêu thụ giảm, giá bán duy trì ở mức cao, nhiều doanh nghiệp thép ghi nhận lợi nhuận vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm khá mạnh so với quý II.Đầu tư Thương mại SMC ( HoSE: SMC ) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III với doanh thu tương đương cùng kỳ năm trước đạt 4.141 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 127 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước và giảm 75% so với quý II.Doanh nghiệp cho biết sản lượng tiêu thụ quý III chỉ bằng 53% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá bán duy trì ở mức cao, giá vốn ở mức bình quân thấp giúp biên lợi nhuận tốt, đảm bảo bù đắp toàn bộ chi phí cố định và có lãi. Đồng thời, do ảnh hưởng của dịch Covid-29 vòng quay luân chuyển vốn trong quý chậm hơn nhưng đơn vị đã chủ động kiểm soát để không làm ảnh hưởng hoạt động chung.Tương tự, doanh thu Gang Thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS ) quý III đạt 3.084 tỷ đồng, tăng 46,5%; lãi ròng 9,8 tỷ đồng, gấp 24,6 lần cùng kỳ năm trước. Con số lợi nhuận này vẫn hết sức khiêm tốn so với mức cao ghi nhận trong quý I và II lần lượt 44 tỷ và 65 tỷ đồng.Thép Tiến Lên ( HoSE: TLH ) báo cáo doanh thu quý III tăng nhẹ đạt 910 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế gấp 8,5 lần cùng kỳ năm trước lên 105 tỷ đồng, giảm 47% so với quý II.Thép Thủ Đức – Vnsteel ( UPCoM: TDS ) thậm chí lỗ 644 triệu đồng quý III. Doanh nghiệp lý giải ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến tình hình tiêu thụ rất chậm, giảm hơn nửa sản lượng tiêu thụ hàng tháng. Việc áp dụng chính sách giãn cách xã hội, phòng dịch bệnh, công ty chỉ bố trí sản xuất 3 tại chỗ được 1 ca sản xuất, chi phí sản xuất cao, sản lượng thấp, chi phí nguyên liệu tăng cao do khó khăn vận chuyển, thu gom khiến giá thành sản xuất đầu vào cao. Mặt khác, tiêu thụ chậm cũng dẫn đến nguồn tài chính bị ảnh hưởng, thiếu hụt nguồn vốn, cần phải vay bổ sung vốn lưu động làm chi phí tài chính tăng.Thép Vicas – Vnsteel ( HoSE: VCA ) ghi nhận doanh thu giảm 4% xuống 578 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 2,8% xuống 2%. Lợi nhuận sau thuế giảm 48% về gần 2 tỷ đồng.Cả Tisco, Thép Thủ Đức – Vnsteel và Thép Vicas – Vnsteel đều là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel, UPCoM: TVN ). Với sản phẩm chủ lực là thép xây dựng, sản lượng quý III của Vnsteel có thể bị giảm mạnh khi tiêu thụ trong tháng 7 và 8 chỉ đạt gần 190.000 tấn, bằng 45% quý II.Các doanh nghiệp thép đầu ngành như Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim, Pomina… chưa công bố BCTC quý III. Hòa Phát và Hoa Sen được dự báo tăng trưởng mạnh lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước nhưng không thể vượt qua mức đỉnh thiết lập quý II. Nam Kim vẫn tăng trưởng sản lượng bất chấp dịch bệnh, Pomina giảm sâu.Cụ thể, SSI Research ước tính Hòa Phát ( HoSE: HPG ) có thể đạt lợi nhuận ròng hơn 8.700 tỷ đồng trong quý III (quý II là 9.721 tỷ đồng), tăng 131% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là nhờ việc tăng 167% sản lượng HRC mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong các dòng sản phẩm. Ngoài ra, giá thép xây dựng tăng 50% và giá HRC gấp đôi cũng giúp tăng đáng kể biên lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước.Với Hoa Sen ( HoSE: HSG ), SSI Research ước tính lợi nhuận sau thuế quý IV (theo niên độ tài chính 2020-2021) sẽ tăng 110% lên 950 tỷ đồng (quý III đạt 1.700 tỷ đồng). Theo số liệu của VSA, sản lượng tiêu thụ tôm mạ của HSG quý IV đạt 425.776 tấn, giảm 12,7% so với quý III. Riêng xuất khẩu đạt 383.000 tấn, chiếm 90% tổng sản lượng bán ra.Nam Kim ( HoSE: NKG ) được kỳ vọng lợi nhuận khả quan quý III bất chấp diễn biến dịch bệnh. Bán hàng tôn mạ - sản phẩm chủ lực tiếp tục tăng trong tháng 8 và 9 với động lực đến từ xuất khẩu. Lũy kế quý III, tiêu thụ tôn mạ Nam Kim đạt 258.684 tấn, tăng 13,1% so với quý II. Tỷ trọng xuất khẩu lên đến 87%.Sản lượng thép xây dựng Pomina ( HoSE: POM ) tháng 7 và 8 chỉ đạt gần 48.000 tấn, bằng 32% thực hiện quý II.Nguồn tin: Cafef