Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Doanh nghiệp trong vòng kim cô nợ xấu

Vấn đề vòng kim cô nợ xấu đang đang làm chết doanh nghiệp. Nếu không phá được cái này thì chúng ta không thể nào xử lý được vốn cho doanh nghiệp…

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu đưa ra khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, kế hoạch năm 2013, diễn ra ngày 30/10.

Sắt thep là một trong những mặt hàng tồn kho lớn nhất
Chào bán nợ xấu ra nước ngoài?

Đại biểu Lê Hữu Đức (Khánh Hòa) đề nghị Chính phủ tập trung giải quyết nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. “Tôi đồng ý với quan điểm của Bộ Tài chính, trách nhiệm xử lý nợ xấu trước hết là của các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Tuy nhiên để giải quyết tận gốc vấn đề này, tôi ủng hộ chủ trương thành lập công ty mua bán nợ quốc gia để xử lý nợ xấu”, ông Đức nói. 

Đồng tình quan điểm này, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cho rằng cần giảm áp lực cạnh tranh của hàng tồn kho với hàng ngoại nhập, nhất là hàng nhập lậu. 

Ông Đáng dẫn chứng: Tháng 11/2006, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 254 về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, trong đó có Điều 5 về chính sách thuế quy định: riêng hàng hóa do cư dân nước có chung biên giới sản xuất nhập khẩu vào Việt Nam với hình thức mua bán trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế nhập nếu giá trị hàng hóa đó không quá 2 triệu đồng/người/ngày. Như vậy, cư dân biên giới 1 ngày sẽ khuân về Việt Nam hàng trăm tấn hàng hóa các loại. Chiến lược hàng giá rẻ được miễn thuế này làm bóp chết ngành sản xuất Việt Nam, đẩy hàng Việt Nam vào kho. 

“Nếu năng động hơn nữa thì Ngân hàng nhà nước, Thống đốc Ngân hàng nhà nước nên đem nợ xấu chào hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế để họ mua lại nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu trong nước”, ông Đáng đề xuất. 

Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) thì ví von hơn khi gọi nợ xấu là “chiếc vòng kim cô”, đang giết chết doanh nghiệp. 

“Tôi thấy hình như có đồng chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đang ngồi ở đây quan tâm giùm cho, hiện nay vấn đề vòng kim cô nợ xấu đang làm chết doanh nghiệp. Hiện nay đang có tình trạng từ nợ xấu dường như trên thị trường đang quay vòng trở lại, tình trạng doanh nghiệp huy động vốn đã vượt phá trần 9% và cho vay không còn trần 15% như Ngân hàng nhà nước muốn. Tất cả những doanh nghiệp họ cho rằng muốn vay được là ngoài lãi suất còn nhiều khoản khác. Nếu không phá được cái này thì chúng ta không thể nào xử lý được vốn và tình trạng huy động được vốn nhưng tăng trưởng tín dụng không được, đây là vấn đề đẩy doanh nghiệp tiếp tục khó khăn”, ông Lịch nói. 

Ông Lịch cũng đề nghị thành lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế do Thủ tướng đứng đầu. “Nếu làm lại theo kiểu hiện nay, tôi không tin rằng từng bộ, ngành có thể là tái cấu trúc từ ngân hàng cho tới thị trường, cho tới đầu tư và đặc biệt là tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế”. 

Đồng tình quan điểm này, đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cho rằng nên thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu do Chính phủ điều hành.

 

“Hàng tồn đã giảm”

Lý giải những băn khoăn của một số đại biểu về vấn đề tồn kho, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết: chỉ số hàng tồn kho ở lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo của cả nước vào 1/6 là 34,9%. Đây là mức cao so với thông lệ. Qua 3 tháng, chỉ số này giảm xuống còn 20,3%. Như vậy, qua 3 tháng chúng ta đã giảm được 14,6%. 

Tuy vậy, Bộ trưởng Hoàng cũng thừa nhận có một số mặt hàng tồn kho, gồm: than, sắt, thép, phân bón, xi măng. Đặc biệt là thép, tăng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ. 

Để giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Vũ Huy hoàng cho biết: “trước hết chúng tôi đã làm việc với Hiệp hội thép, với Tổng công ty thép Việt Nam để điều chỉnh lại mức sản xuất cho phù hợp”. Ngoài ra, Bộ Tài chính đang cùng Bộ Công thương và các bộ, các ngành xem xét lại để có thể điều chỉnh thuế nhập khẩu cao hơn trong trần mà chúng ta thực hiện theo cam kết với tổ chức thương mại thế giới. Nếu cộng việc thuế này chúng ta tăng lên cùng với việc ngừng sản xuất, cộng với thắt chặt kiểm soát nhập khẩu, chúng tôi nghĩ rằng từng bước có thể giải quyết được tồn kho thép”. 

Hiện có 12 doanh nghiệp đầu mối xăng, dầu, nhưng tổng thị phần của Petrolimex, PV Oil và Sài Gòn Petro chiếm tới khoảng 90%. Riêng Petrolimex đã chiếm khoảng 60%, đây chính là nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Qua nhiều lần tăng giá cho thấy các doanh nghiệp đồng loạt tăng giống nhau cả về thời điểm và mức tăng đây là điều bất thường. Có nhiều dấu hiệu nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường đã vi phạm Điều 9, Điều 13 Luật Cạnh tranh về cấm thỏa thuận ấn định giá làm hạn chế cạnh tranh”, Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) nói.
 
Nguồn tin: (ĐVO) 

ĐỌC THÊM