Quặng sắt được coi là mặt hàng có giá thả nổi với mức doanh số tăng gấp đôi trong năm 2008, theo BHP Billiton. Theo SBB, mức doanh số có thể lên đến 600 triệu tấn trong năm 2009.
Vicky Binns, chủ tịch hội nghiên cứu hàng hóa tại BHPB cho biết trong năm 2009, số lượng đơn hàng với giá thả nổi có thể tăng 35% so với năm 2008. Đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, doanh số có thể tăng 48% so với năm trước.
Giá quặng sắt trong khoảng 60-80đola/t CFR Trung Quốc có vẻ ổn vì có sự xúc tác của chi phí sản xuất quặng sắt nội địa và mức độ tăng trưởng cao của thị trường thép thô. Các công ty đang thả nổi giá cả vì một vài lí do, họ tuân thủ nghiêm ngặt quy luật về cung cầu thực tế khi đặt ra giá cả chứ không phải mức giá tại một thời điểm bất kì.
Giá thả nổi cũng góp phần giảm bớt những vi phạm của hai bên khi có sự khác biệt lớn giữa giá giao ngay và giá trên hợp đồng. Schutte, giám đốc Marketing của BHPB cho biết chỉ có một số ít (khoảng 5-10%) giá các lọai thép là theo đúng như dự kiến giá hàng năm và việc quản lý lợi nhuận của các nhà sản xuất vì thế mà thuận lợi hơn rất nhiều với các mức giá thả nổi. Binns cũng cho biết lượng cầu thế giới đối với quặng sắt vận tải biển sẽ tăng 250% từ nay đến năm 2025. “Điều này tương đương với mức cầu quặng sắt trong vòng 15 năm nữa sẽ tăng lên 1 tỉ tấn”