Chính phủ các nước Châu Âu hiện đang phải chịu áp lực nặng nề từ việc cắt giảm thâm hụt ngân sách và cả cách kinh tế. Để tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trong tương lai như đã xảy ra trong thời gian qua, các chính trị gia và các nhà hoạch định kinh tế đã phải đưa ra nhiều quy định về chính sách tiền tệ.
Trong đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã buộc phải can thiệp vào thị trường trái phiếu chính phủ - một việc làm chưa từng xảy ra trước đây. Vậy, tương lai của đồng euro sẽ ra sao? Dưới đây là nhận định của các nhà kinh tề về đồng tiền này.
Thứ nhất: Đồng euro sẽ hồi phục: Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua, buộc chính phủ các nước Châu Âu phải củng cố lại nguồn tài chính, cải thiện nền kinh tế của nước mình và đồng euro lại trở thành động lực để phát triển kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, các chương trình cứu trợ kinh tế của EU và IMF dành cho Hy Lạp sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước này. Các nước khác có thể rút kinh nghiệm, đề phòng từ cuộc khủng hoảng kinh tế của Hy lạp. Điều này có thể giúp cho nền kinh tế phát triển ở nhiều nước. Trong tương lai, "những mất cân bằng kinh tế" sẽ sớm được giải quyết. Các thể chế cũng sẽ được thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng một cách có trật tự và nhanh chóng. Do vậy, đồng euro sẽ lại trở thành một thách thức đối với đồng đô la Mỹ trong vài trò là một dự trữ ngoại tệ mạnh.
Thứ hai: Đồng euro sẽ ổn định trở lại. Các kế hoạch cứu trợ của các nước Eurozone và ECB có thể sẽ giúp nền kinh tế thị trường tạm thời ổn định, lòng tin của những nhà đầu tư tạm thời phục hồi. Khu vực đồng tiền chung Châu Âu Eurozone sẽ ổn định trở lại. Tuy nhiên điều này vẫn không giải quyết được các vấn đề cơ bản trong nội tại, đã được phơi bày trong cuộc khủng hoảng. Những thay đổi đó không đủ để eurozone tăng trưởng.
Thứ ba: Đồng euro yếu. Khu vực đồng tiền chung Châu Âu yếu đi vĩnh viễn. Việc cứu trợ Hy Lạp có thể sẽ phải kéo dài, thậm chí có thể phải cơ cấu lại nợ tại nước này. Một loạt các nước bước theo chân Hy lạp như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Các nước này buộc phải đưa ra chính sách thắt lưng buộc bụng. Kéo theo đó là bất ổn xã hội tăng lên. Một loạt ngân hàng tại các nước Châu Âu bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Điều này sẽ đe dọa toàn bộ khu vực Châu Âu rơi vào suy thoái. Đồng euro mất giá, lạm phát tăng cao.
Thứ tư: Đồng Euro tan vỡ. Một số nước quyết định rút ra khỏi eurozone và khu vực eurozone đổ vỡ do căng thẳng quá mức, không thể kiểm soát nổi. Nếu kinh tế Hy Lạp sụp đổ, suy thoái kinh tế và thất nghiệp tăng lên, sự oán giận của công chúng đối với đồng euro tăng lên, cơn ác mộng này có thể trở thành hiện thực. Không ai muốn điều này và cũng chưa ai nghĩ đến việc chuẩn bị cho kế hoạch eurozone tan vỡ, nhưng điều này không phải không thể xảy ra.
InfoTV