Công nghệ sản xuất thép lỗi thời ở Trung Quốc phát triển ở khu vực Đông Nam Á, gây thiệt hại cho ngành thép nội địa, an ninh năng lượng.
Từ sau khi Trung Quốc cấm sử dụng lò nung cảm ứng (IF) trong sản xuất thép vào năm 2017, công nghệ này bắt đầu phát triển ở khu vực Đông Nam Á, gây thiệt hại cho ngành thép nội địa, an ninh năng lượng cũng như vấn đề môi trường của khu vực.
Công nghệ thiếu an toàn
Phillipines và Indonesia đã ghi nhận dòng chảy vào của các lò cảm ứng kể từ khi Bắc Kinh cấm sử dụng loại máy móc này để sản xuất thép trong tháng 6.2017, loại bỏ 140 triệu tấn công suất, chỉ lớn hơn một chút tổng sản lượng của cả hai nước Mỹ và Đức.
Hai quốc gia Đông Nam Á này, những nhà nhập khẩu thép với nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, là thị trường lí tưởng cho các lò cảm ứng (IF) sản xuất thép giá rẻ.
Tuy nhiên, một số nhà sản xuất thép lớn tại Indonesia và Philippines khiếu nại rằng thép sản xuất từ loại máy này không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và gây ra rủi ro lớn đối với hai quốc gia dễ xảy ra động đất và bão. Các doanh nghiệp này đang thúc giục chính phủ cấm sử dụng IF.
Không giống các lò hồ quang điện, IF chỉ có hạn chế hoặc không có công suất để loại bỏ tạp chất trong quá trình sản xuất thép, dẫn tới sự không nhất quán về chất lượng sản phẩm. Vì hầu hết IF tại hai quốc gia này sản xuất thanh cốt thép, vốn được sử dụng trong xây dụng, các nhà sản xuất thép đối thủ nói điều này đe dọa tới sự an toàn.
Tại Philippines, thị trường thanh cốt thép đang bị các nhà sản xuất IF tấn công, với giá sản phẩm được ra bán rẻ hơn 20% so với loại từ các lò hồ quang điện, theo ông Roberto Cola, Chủ tịch Viện Sắt và Thép Philippines.
Trong khi tại Indonesia, sau khi Trung Quốc cấm IF, các nhà máy đã nhập khẩu lò cảm ứng để giảm chi phí sản xuất thép, với cái giá phải trả đó là sự an toàn, ông Silmy Karim, Giám đốc điều hành nhà sản xuất thép hàng đầu Indonesia Krakatau Steel, cho biết.
"Indonesia là tâm điểm của các trận động đất, vì vậy chúng ta phải cảnh giác. Các loại máy này phải bị cấm", ông Karim nói thêm.
Lò nung sản xuất thép giá rẻ, kém chất lượng
Indonesia và Philippines, hai nước nhập khẩu thép lớn và có nền kinh tế đang phát triển nhanh, là những thị trường lý tưởng cho các lò nung cảm ứng sử dụng để sản xuất thép rẻ.
Một số công ty thép lớn ở Indonesia và Philippines cho rằng các sản phẩm thép được sản xuất từ lò nung cảm ứng không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và gây rủi ro lớn về an toàn cho các công trình, đặc biệt ở những nước thường xuyên hứng chịu các trận động đất và siêu bão trong khu vực. Họ kêu gọi các chính phủ cấm lò nung cảm ứng.
Không giống như các lò nung hồ quang điện, lò nung cảm ứng điện từ không có khả năng hoặc chỉ có khả năng hạn chế trong việc loại bỏ các tạp chất trong quá trình sản xuất thép, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng nhất. Vì hầu hết các lò nung cảm ứng ở Indonesia và Philippines đều được sử dụng để sản xuất thép cây cho các công trình xây dựng, vậy nên, nhiều ý kiến lo ngại chúng sẽ gây ra những rủi ro về an toàn.
Roberto Cola, Chủ tịch Viện Sắt thép Philippines, cho biết tại Philippines các nhà sản xuất thép sử dụng lò nung cảm ứng đang xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường thép cây vì họ bán sản phẩm với giá rẻ hơn 20% so với các đối thủ sản xuất bằng lò hồ quang điện.
Khi cấm các lò nung cảm ứng điện từ, Trung Quốc nhắm đến mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường và giảm công suất thép dư thừa khiến ngành thép nước này khó khăn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nước này lại không cấm bán các lò nung đã bị thải loại này cho các khách hàng bên ngoài.
Một doanh nhân giấu tên ở thành phố sản xuất thép Đường Sơn của Trung Quốc chuyên mua bán lò nung cảm ứng công suất từ 0,25 - 60 tấn cho biết: “Tôi có thể gửi lò nung cảm ứng cho các khách hàng nước ngoài miễn là họ chấp nhận nhập các thiết bị cũ”. Vị doanh nhân cho biết có nhiều công ty vận tải container xử lý quy trình giao hàng.
Một doanh nhân khác ở Đường Sơn tiết lộ nhiều lò nung cảm ứng được bán sang các nước Đông Nam Á như Indonesia và Campuchia và hầu hết chúng được xuất khẩu dưới dạng linh kiện rời và sau đó được lắp ráp lại khi đến tay khách hàng.
Nguồn tin: Nhịp cầu đầu tư