Đông Nam Á có thể sẽ vẫn là nơi nhập khẩu thép ròng ngay cả khi nhu cầu tăng trưởng với một trong những tốc độ nhanh nhất trên toàn cầu, do áp lực môi trường gây khó khăn cho việc bổ sung công suất mới, các đại biểu tại một sự kiện ngành thép ở Tokyo cho biết hôm thứ Ba.
Mặc dù đầu tư gần đây trong việc xây dựng lò cao ở Việt Nam, Indonesia và Malaysia, nhưng việc "tự sở hữu cơ sở sản xuất sẽ rất mạo hiểm" do cần đầu tư lớn và "rất nhiều áp lực môi trường", Wikrom Vajragupta, chủ tịch xúc tiến thương mại và ủy ban quan hệ của Hội đồng sắt thép ASEAN và Viện sắt thép Đông Nam Á cho biết tại hội nghị thường niên của Hiệp hội thép thế giới.
Theo Ashish Anupam, chủ tịch và CEO của NatSteel Holdings, một đơn vị của Tata Steel, cho biết dù cơ sở sản xuất thép mới trong khu vực sẽ hình thành lộ trình lò thổi (BOF) hay lò hồ quang điện là một việc xem xét“khó xử giữa dài hạn và ngắn hạn”.
Việc quản lý khí thải carbon là một mối quan tâm lâu dài hơn, trong khi việc xây dựng lò thổi sẽ mang lại nền kinh tế lớn hơn về quy mô, Anupam cho biết.
Anupam lưu ý rằng công suất Đông Nam Á phần lớn dựa trên lò hồ quang điện (EAF) vì nó là lộ trình hiệu quả hơn, do nhu cầu thép trong khu vực tương đối nhỏ và thiếu nguồn quặng sắt phong phú.
Nhu cầu thép tại 6 nước ASEAN- bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 145 triệu tấn trước năm 2030, theo Nae Hee Han, giám đốc nghiên cứu kinh tế và thống kê tại worldsteel.
Với 73,8 triệu tấn thép được tiêu thụ bởi sáu quốc gia trong năm 2017, họ đã tạo thành một trong những khu vực nhập khẩu ròng lớn nhất với 50 triệu tấn, Han lưu ý. Các nhà cung cấp thép hàng đầu tới khu vực này bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.
Lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và nhà ở, là lĩnh vực chính được xác định như là động lực cho sự tăng trưởng tại phần lớn khu vực này, trong khi một động lực nữa là nhu cầu ô tô.
Mặc dù nhu cầu tăng trưởng nhanh và sự nhiệt tình về việc bổ sung thêm công suất, tuy nhiên, việc gia tăng được cảnh báo bởi ít nhất một trong những người tham gia hội thảo, Saeed Al Remeithi, Giám đốc điều hành của Emirates Steel, về vấn đề dư cung luôn tái diễn, khi Việt Nam có những tín hiệu cho thấy sự gia tăng công suất nhanh chóng trong vài năm qua.
Nguồn tin: satthep.net