Theo bản Dự thảo Quyết định Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035" lần thứ 2, Dự án thép Cà Ná - Ninh Thuận được triển khai thành 3 giai đoạn, với tổng công suất 32 triệu tấn/năm.
Công suất giai đoạn 1 và 2 của dự án thép Cà Ná đều là 9 triệu tấn/năm, được thực hiện trong năm 2020 và 2025.
Riêng giai đoạn 3 thực hiện đến 2031 sẽ có công suất lớn nhất tới 14 triệu tấn/năm.
Theo bản Dự thảo Quyết định Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035" lần thứ 2 vừa được Bộ Công thương đưa ra, Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná – Ninh Thuận có tên trong Quy hoạch và được thực hiện thành 3 giai đoạn, từ 2020-2031.
Dự thảo lần 2 này được Bộ Công thương hoàn thành sau khi lấy ý kiến một số bộ ngành, đơn vị có liên quan, qua đó tiếp thu và chỉnh sửa.
Cụ thể, công suất giai đoạn 1 và 2 của dự án thép Cà Ná đều là 9 triệu tấn một năm, được thực hiện trong năm 2020 và 2025. Riêng giai đoạn 3 thực hiện 2031 sẽ có công suất lớn nhất, 14 triệu tấn một năm.
Trong khi đó, cũng có thời hạn đầu tư làm 3 giai đoạn, Dự án Liêp hợp gang thép Nghi Sơn có công suất cộng gộp cả 3 giai đoạn chỉ bằng công suất giai đoạn 3 của thép Cà Ná là 14 triệu tấn.
Giai đoạn 1 của gang thép Nghi Sơn có công suất 4 triệu tấn, thực hiện 2020, giai đoạn 2 vào 2024, công suất 6 triệu tấn, giai đoạn 3 dự kiến thực hiện 2028, công suất 4 triệu tấn.
Mục tiêu của Dự thảo Điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 là phát triển ngành thép bền vững trên cơ sở tận dụng các lợi thế cạnh tranh và đảm bảo thân thiện với môi trường.
Sản xuất gang và sắt xốp: Nâng cao tỷ trọng sản xuất thép thô từ gang lỏng và sắt xốp sản xuất trong nước. Năm 2020 sản xuất 21 triệu tấn; năm 2025 đạt 46 triệu tấn; năm 2035 đạt 55 triệu tấn gang và sắt xốp.
Sản xuất phôi thép: Năm 2020 sản xuất đạt 32,3 triệu tấn; năm 2025 đạt 57,3 triệu tấn; năm 2035 đạt 66,3 triệu tấn phôi thép. Phấn đấu tỷ lệ phôi sản xuất từ gang theo công nghệ lò cao/sắt xốp năm 2020 đạt 65%, năm 2025 đạt 80% và năm 2035 đạt 83%.
Bộ Công Thương cho biết, sau khi lấy ý kiến một số bộ ngành, đơn vị có liên quan, tiếp thu và chỉnh sửa, cơ quan này quyết định loại 12 dự án thép ra ngoài quy hoạch, như Nhà máy phôi thép Lào Cai; Nhà máy thép Việt Ý giai đoạn 2; Nhà máy luyện gang thép Hà Giang; Nhà máy luyện gang và phôi thép Sơn La; Nhà máy luyện gang thép Quảng Bình; Dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 3… Lý do loại bỏ là nguồn nguyên liệu không đảm bảo, dự án chưa có chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư năng lực kém...
Dự thảo của Bộ Công Thương cũng lưu ý đến giải pháp bảo vệ môi trường như lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kiểm soát chặt chẽ khí thải, nước thải, bụi... tại các cơ sở sản xuất gang, thép; nghiên cứu và áp dụng công nghệ tái chế các chất phế thải rắn, bụi chứa kim loại nặng, khí thải... được thải ra trong quá trình sản xuất gang, thép.
Nguồn tin: Đầu tư