* Giá thép trong năm 20098 không tăng: Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tăng trưởng ngành thép năm nay có thể giữ nguyên hoặc tăng không nhiều (từ 2-5%) so với năm 2008, với lượng tiêu thụ khoảng 9 triệu tấn. Trong đó, sản xuất thép xây dựng các loại sẽ ở mức 4-4,5 triệu tấn, nhập khẩu 5-5,5 triệu tấn và xuất khẩu ở mức 0,5 triệu tấn. Theo nhận định từ VSA, giá thép năm 2009 sẽ không tăng đột biến do cung vượt cầu trên phạm vi toàn cầu.
Để khắc phục những khó khăn cho ngành thép trong năm 2009, VSA kiến nghị ngân hàng hạn chế cấp tín dụng cho các công ty nhập các sản phẩm thép Việt Nam còn tồn kho lớn hoặc năng lực sản xuất đã dư thừa, nâng thuế nhập khẩu thép, giãn nợ cho doanh nghiệp... Đối với doanh nghiệp sản xuất thép, VSA cũng khuyến nghị phải bố trí lại sản xuất, cơ cấu lại sản phẩm để hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước mắt, với các sản phẩm tồn kho giá cao cần có kế hoạch tiêu thụ hợp lý để có tiền nhập tiếp nguyên liệu giá rẻ.
*Giá xi măng có nguy cơ tăng cục bộ
Sau nhiều năm thiếu hụt, phải nhập khẩu clinker và xi măng thành phẩm, dự báo năm 2009, sản lượng xi măng trong nước sẽ đáp ứng nhu cầu. Theo Bộ Xây dựng, năm 2009, dự kiến cả nước sẽ có 18 dự án xi măng hoàn thành xây lắp và đưa vào sản xuất với tổng cong suất 20,47 triệu tấn.Như vậy đến hết năm 2009, tổng công suất các nhà máy xi măng đạt gần 60 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ xi măng khoảng 44-45,5 triệu tấn, tăng 10-11% so với năm 2008, nên Bộ Xây dựng dự báo, năng lực sản xuất xi măng trong nước đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, không còn hiện tượng thiếu về nguồn.
Tuy nhiên, cũng như mọi năm, do việc phát triển các dự án xi măng mất cân đối nên thị trường phía Nam vẫn sẽ bị thiếu hụt. Tại khu vực miền Nam, tính đến nay chỉ có 4 nhà máy xi măng lò quay sản xuất từ nguyên liệu đá vôi, với tổng công suất 7,3 triệu tấn, khả năng sản xuất năm 2009 đạt 5,5 triệu tấn. Trong khi đó, theo thống kê 5 năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ xi măng phía Nam chiếm 38-40% nhu cầu cả nước. Năm 2009, nếu nhu cầu cả nước là 45 triệu tấn thì ở phía Nam khoảng 17,5-18 triệu tấn. Lượng còn thiếu khoảng 12 triệu tấn phải vận chuyển từ phía Bắc vào. Vận chuyển xi măng là giải pháp cấp bách song chi phí vận chuyển cao và không đồng đều khiến cho giá bán sẽ có biến động.
Thực tế năm 2008, giá xi măng ở thị trường này leo thang chóng mặt bởi cung không đáp ứng cầu, nhiều đầu mối tiêu thụ tranh thủ găm hàng, nâng giá, buộc Chính phủ, Bộ xây dựng phải chỉ đạp quyết liệt. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các doanh nghiệp chủ động kế hoạch, phương tiện vận chuyển clinker và xi măng vào phía Nam ngay từ ngày dadàu, tháng đầu năm. Về lâu dài, để tăng nguồn cung, bảo đảm ổn định thị trường, Bộ đã yêu cầu chủ đầu tư 4 nhà máy xi măng là Hà Tiên 2, Holcim, An Phú và Minh Tâm (Bình Phước) đẩy nhanh tiến độ, đưa công trình vào hoạt động đúng kế hoạch.
(Vinanet)