Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

EC bắt đầu rà soát thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của nhà sản xuất thép Nga sang EU

Ủy ban Châu Âu đang xem xét mức thuế chống bán phá giá hiện hành đối với hàng nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ nhà sản xuất thép Nga PAO Severstal vào Liên minh Châu Âu, EC cho biết ngày 18/1.

Thông báo này được đưa ra sau khi hiệp hội thép Châu Âu Eurofer đệ đơn yêu cầu xem xét lại việc cung cấp các tài liệu cho thấy Severstal đã tăng sản lượng xuất khẩu sang EU, trong khi giá bán trong nước cao hơn giá xuất khẩu, EC cho biết.

So sánh giá trị thông thường của PAO Severstal và giá xuất khẩu của họ sang Liên minh cho thấy biên độ phá giá dường như cao hơn đáng kể so với biên độ phá giá 5.3% được thiết lập trong cuộc điều tra ban đầu. Hơn nữa, người nộp đơn cũng cung cấp bằng chứng cho thấy PAO Severstal đã thực hiện các kế hoạch tăng công suất của mình bất chấp nhu cầu trong nước yếu ”, tài liệu của EC cho biết.

Cuộc điều tra về mức độ bán phá giá sẽ kéo dài từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.

Severstal có thuế thấp so với các nhà máy khác.

Severstal hiện đang trả thuế 17.60 Euro/tấn đối với hàng xuất khẩu HRC của mình sang EU. Thuế này đã được thực hiện từ tháng 10/ 2017 và sẽ hết hạn vào khoảng tháng 10/2022.

Nhà sản xuất thép đã nhận được mức thuế nhập khẩu Châu Âu thấp hơn đáng kể so với thuế nhập khẩu HRC từ các nhà sản xuất thép cán dẹt khác của Nga như 96.50 Euro/tấn đối với MMK và 53.30 Euro/tấn đối với NLMK.

Severstal đã xuất khẩu các sản phẩm thép sang EU tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế và trong hạn ngạch được thiết lập,” một phát ngôn viên của Severstal cho biết.

Theo số liệu của công ty, doanh số bán thép bao gồm tất cả các sản phẩm sang thị trường Châu Âu đã lần lượt mang về cho công ty 24% và 26% doanh thu trong quý 3 và 9 tháng đầu năm 2020.

Chúng tôi sẽ tham gia đánh giá và chứng minh nguồn cung của công ty sang EU không bị bán phá giá”, phát ngôn viên cho biết và nói thêm rằng trong tình hình giá thép tăng bùng nổ và tình trạng thiếu hụt các sản phẩm cán nóng dẹt, việc tăng cường các biện pháp sẽ chủ yếu đánh vào người tiêu dùng cuối cùng của Châu Âu.

Các nguồn tin thị trường cho biết người mua sẽ xem xét cẩn thận lần khảo sát này. Theo đánh giá hàng ngày vào ngày 15/ 1, chào hàng HRC ở mức 690-695 Euro/tấn FCA Antwerp vào ngày 18/1, ở mức tương tự với giá HRC nội địa của Châu Âu ở mức 706.50 Euro/tấn Ruhr, theo đánh giá hàng ngày vào ngày 15/1.

Nga- nguồn nhập khẩu HRC lớn thứ hai của Châu Âu

Nhập khẩu từ Nga là nguồn nhập khẩu HRC cao thứ hai vào Liên minh Châu Âu trong tháng 1 đến tháng 11/ 2020 ở mức 1.27 triệu tấn sau nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ ở mức 1.64 triệu tấn. EC đã công bố mức thuế chống bán phá giá tạm thời từ 4.8% -7.6% đối với hàng HRC nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu năm 2021.

 

Số dư trong hạn ngạch nhập khẩu hiện tại của Liên minh Châu Âu từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021 đối với HRC của Nga là 319,711 tấn vào ngày 18/1, trong số 395,909 tấn ban đầu vào đầu năm nay.

Khoảng thời gian hạn ngạch cuối cùng từ tháng 10 đến tháng 12/2020 cho thấy mức nhập khẩu của Nga còn lâu mới cạn kiệt vì số dư đạt 262,911 tấn trong tổng số 506,717 tấn vào đầu kỳ.

EC đang tìm kiếm phản hồi từ các bên quan tâm và cuộc điều tra sẽ được kết thúc trong vòng 12 tháng và trong mọi trường hợp không muộn hơn 15 tháng kể từ ngày công bố vào ngày 18/1.

Nguồn tin: Satthep.net

ĐỌC THÊM