Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Formosa dùng công nghệ dập cốc 'hiện đại nhất Nhật Bản'

  Theo lãnh đạo Tổng cục Môi trường, Formosa đang chuyển đổi công nghệ dập cốc từ ướt sang khô và sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019.

Ngày 25/5, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt nam đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình, kết quả triển khai chương trình phối hợp các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu năm 2016 và thông qua nội dung hoạt động năm 2017.

Tại cuộc họp, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cho biết, sau 1 năm xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung, Formosa đã khắc phục lỗi bằng việc cam kết bồi thường thiệt hại cho đồng bào các tỉnh miền trung chịu thiệt hại là 500 triệu USD.

Đến tháng 8/2016, họ đã chuyển xong số tiền này cho Chính phủ Việt Nam.


Đến tháng 6/2019, Formosa sẽ hoàn thành việc chuyển từ công nghệ dập cốc ướt sang dập cốc khô. Ảnh: Dân trí

Bộ TN-MT được giao chủ trì và phối hợp nhiều bộ, ngành khác và các địa phương 4 tỉnh tổ chức giám sát, triển khai một loạt công việc nhằm kiểm soát các hoạt động xả thải của Fomosa.

"Chúng tôi đã yêu cầu Fomosa khắc phục ngay 53 lỗi đã gây ra. Đến nay đơn vị này đã khắc phục được 52 lỗi. Riêng việc chuyển đổi công nghệ dập cốc từ ướt sang khô, Fomosa đã cam kết theo lộ trình 3 năm và được Chính phủ Việt Nam cho phép.

Dự kiến công nghệ này sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019 và sử dụng công nghệ dập cốc hiện đại nhất của Nhật Bản", ông Thức nói.

Bên cạnh đó, Fomosa phải đầu tư xây mới, bổ sung thêm 7 hạng mục công trình bảo vệ môi trường. Hiện đơn vị này đã đầu tư thêm khoảng 346 triệu USD để khắc phục đầu tư cải tạo các hệ thống công trình bảo vệ môi trường dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Đặc biệt, trong 7 hạng mục này Fomosa đã lắp đặt 4 trạm quan trắc online tự động nước thải trước khi ra biển với 15 thông số. Bên cạnh đó, đơn vị này đã lắp đặt xong 15/23 ông khói.

Hiện các số liệu của 4 trạm quan trắc và 15 ống khói này đã được kết nối về cho Sở TN-MT Hà Tĩnh và Tổng cục môi trường.

“Trước khi công nghệ dập cốc từ ướt sang khô hoàn thành, chúng tôi yêu cầu Fomosa phải sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn để hơi bốc lên cũng là hơi sạch không chứa vật chất gây ô nhiễm”, báo Tuổi trẻ dẫn lời Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết.

Liên quan đến việc Formosa chuyển đổi công nghệ dập cốc từ ướt sang khô, tháng 4 vừa qua, ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết trên báo chí, Công ty Nippon Steel & Sumikin Engineering Co của Nhật Bản đã trúng thầu, cung cấp 2 hệ thống dập cốc khô tiên tiến, thân thiện môi trường cho nhà máy luyện thép của Formosa tại Vũng Áng.

Theo giải thích của các chuyên gia hàng đầu về hóa học, hóa chất của Việt Nam, công nghệ dập cốc khô có nghĩa cốc nóng đỏ được dập khô bằng khí trơ trong hệ kín.

Khi dập khô có hai lợi ích lớn, đầu tiên là lấy được nhiệt để vận hành máy phát điện và thứ hai không hình thành ra phenol, cyanua và các hợp chất công nghiệp khác, nên khá thân thiện với môi trường.

Nguồn tin: Đất việt

ĐỌC THÊM