Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

G-20 lạc quan trước dấu hiệu kinh tế phục hồi

Các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu mới đây đã tuyên bố là nền kinh tế thế giới đang hồi phục khả quan hơn mong đợi sau cơn suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua và cam kết tiếp tục những nỗ lực để bảo đảm một sự phục hồi bền vững trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, các bộ trưởng tài chính G20 đã không đạt được đồng thuận về việc đánh thuế các ngân hàng khi một số nước như Mỹ, Pháp, Anh hay Đức ủng hộ đề xuất này của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong khi nhiều nước khác như Canađa và Braxin, lại kiên quyết chống lại đề nghị này.

Cuộc họp hôm 23/4 giữa các Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Bộ trưởng Tài chính các quốc gia thuộc nhóm G-20 tại thủ đô Washington ghi nhận sự thành công của chương trình kích thích kinh tế sâu rộng của các chính phủ nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng về tài chính tác động đến nền kinh tế toàn cầu cách đây một năm. Thông điệp của hội nghị này tương tự như thông điệp được công bố vào tháng 9 năm ngoái khi các nguyên thủ của nhóm G-20 đưa ra những nguyên tắc rộng rãi về việc ban hành những cải cách trong các quy định về tài chính, bảo đảm việc phục hồi kinh tế và làm cân bằng trở lại sự tăng trưởng toàn cầu.

Thông cáo chung của các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới không đề cập đến cuộc khủng hoảng về các món nợ của Hy Lạp, nhưng xác nhận các quốc gia cam kết bảo đảm thế giới sẽ phục hồi từ cơn khủng hoảng vừa qua.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo G-20 không đạt được thỏa thuận về một đề nghị thuế ngân hàng giúp cho các người đóng thuế khỏi chịu gánh nặng về những chi phí cho những việc cứu nguy tài chính trong tương lai. Thuế này cũng nhằm hạn chế loại đặt cược quá rủi ro đã làm cho kinh tế thế giới chìm trong vòng xoáy tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới Thứ II. Canada dẫn đầu trong việc chống thuế ngân hàng mới. Những người chỉ trích kế hoạch nói rằng thuế này sẽ không công bằng đối với những ngân hàng không bị thất bại nặng nề trong cuộc khủng hoảng vừa qua.

Về những vấn đề của thế giới trong tương lai, nhóm G-20 lập lại lời hứa là tất cả các quốc gia sẽ cùng cộng tác để loại bỏ những sự mất cân bằng nguy hiểm, nhưng tránh nhắc đến việc thúc giục Trung Quốc đánh giá cao đồng tiền của nước này so với đồng USD, điều mà Hoa Kỳ nhắm tới.

Nhóm G-20 gồm các nước công nghiệp giàu có trên thế giới cộng với các nền kinh tế mới nổi chính như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nga. Đại diện Mỹ tại hội nghị là Bộ trưởng Tài chính Geithner và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ben Bernake. Ngoài việc thảo luận nhóm, G-20 còn có những cuộc họp riêng lẻ trong ngày 23/4 giữa mỗi quốc gia với nhau.

Cuộc khủng hoảng về nợ nần của Hy Lạp đe dọa làm lu mờ những cuộc thảo luận của nhóm G-20 diễn ra một ngày trước cuộc họp vào ngày 24-25/4 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

BBC,AP

ĐỌC THÊM