Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Gánh nặng từ ngành thép

 

(TBKTSG Online) - Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 33-2010 ra ngày mai (thứ Năm 12-8) gồm những nội dung chính:

TBKTSG số ra ngày 5-8 đã phân tích những nguyên nhân của việc quy hoạch ngành thép liên tiếp bị phá vỡ. Chuyên mục Sự kiện & Vấn đề tuần này tiếp tục phân tích những tác hại từ việc ngành thép phát triển quá “nóng” và những ẩn giấu đằng sau các dự án thép lớn.

Đầu ra của hạt gạo đang khởi sắc, giá lúa, gạo trong nước đang nhích lên từng ngày do Trung Quốc tăng cường mua gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, bài ghi nhận “Còn lúa đâu mà mừng!” của Đức Khánh cho thấy người nông dân một lần nữa lại phải gánh chịu thiệt thòi khi không còn lúa dự trữ để bán.

Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt việc hạ mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợ tăng cường kinh tế nhưng các nỗ lực đều chưa mang lại hiệu quả. Bài “Phòng thủ chồng chéo” của phóng viên Hải Lý nêu ra nguyên nhân khiến các ngân hàng không thể hạ mặt bằng lãi suất là do phải tuân thủ nhiều quy định chồng chéo nhau của Ngân hàng Nhà nước.

Tiếp nối chủ đề Cải cách doanh nghiệp nhà nước trên các số báo trước, tuần này TBKTSG tiếp tục đăng tải bài “Vinashin và những câu hỏi đặt ra” của luật gia Vũ Xuân Tiền và bài “Để không giẫm lên vết xe đổ” của tác giả Quang Minh nêu lên những vấn đề đặt ra từ sự đổ vỡ của Vinashin và thử nhận diện đâu là nguyên nhân nhân chính khiến các tập đoàn kinh tế nhà nước có thể thất bại.

Luật Cạnh tranh đang ngày càng gắn với đời sống doanh nghiệp. Bài “Vụ K + nhìn từ Luật cạnh tranh” của GSTS. Nguyễn Vân Nam đưa ra những phân tích giúp các doanh nghiệp có cái nhìn thấu đáo hơn về luật nhằm rút ra bài học cho doanh nghiệp mình.

Trong chuyên mục Tài chính – Chứng khoán, bài “Thay đổi cách nhìn” của tác giả Nguyễn Ngọc Bích không chỉ phân tích mà còn đề xuất cách giải quyết cho vấn đề doanh nghiệp niêm yết bị “kẹt” khi đăng ký tăng vốn tại các sở kế hoạch và đầu tư địa phương mà TBKTSG đã nêu trong số báo ra ngày 5-8-2010. Còn phóng viên Thanh Thương thì thắc mắc phải chăng “Niềm tin đã mất?” khi thị trường chứng khoán thời gian gần đây liên tục sụt giảm, giao dịch ngày càng thấp mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã có những tín hiệu tích cực. Trong khi đó, phóng viên Hải Lý nhận định “Cổ phiếu thép: lướt sóng dễ mất ván”.

TPHCM được thiên nhiên ban tặng dòng sông Sài Gòn quanh co, uốn lượn giữa lòng thành phố rất đẹp. Nhưng vì lý do gì Sài Gòn – TPHCM hơn 300 năm tuổi nhưng cho đến nay vẫn đang loay hoay với việc quy hoạch phát triển hai bờ sông? Phóng viên Khang Minh đã phỏng vấn kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, nguyên uỷ viên Ban Thư ký Hội Kiến trúc sư Việt Nam, để tìm câu trả lời và nhận được ý kiến của ông: “Sông Sài Gòn nên là dòng sông của văn hoá, du lịch”.

Mục Kinh tế thế giới, trước việc báo chí Trung Quốc cáo buộc Việt Nam là “thách thức chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Tây Sa”, bài “Ai làm dậy sóng biển Đông?” của tác giả Huỳnh Hoa sẽ cho thấy ai mới thực sự là người đã làm biển Đông dậy sóng trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó là những thông tin về việc “Trung Quốc chấn chỉnh ngành thép” và ảnh hưởng có thể có đối với ngành thép Việt Nam.

 TBKTSG

 

ĐỌC THÊM