Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất 7 tuần khi nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – sẽ sớm đưa ra động thái kiềm chế giá tăng hơn nữa.
Giá đồng trên sàn London ngày 16/6/2021 giảm 4,3% xuống 9.540 USD/tấn. Tính đến nay, giá đồng giảm hơn 8% kể từ mức cao kỷ lục (tương đương 10.747,5 USD/tấn) trong ngày 10/5/2021.
Trung Quốc có kế hoạch giải phóng dự trữ nhà nước về kim loại màu đồng, nhôm và kẽm trong một chương trình được thiết lập kéo dài đến cuối năm 2021.
Giá nhôm giảm 1,6% xuống 2,455 USD/tấn, giá kẽm giảm 0,9% xuống 3,018 USD, giá chì giảm 1,4% xuống 2,177 USD, giá thiếc giảm 1,1% xuống 31,305 USD và giá nikel giảm 4,4% xuống 17,665 USD.
Các công nhân tại mỏ đồng Spence của BHP tại Chile cho biết họ đã đạt được thỏa thuận về hợp đồng mới với công ty, tránh tình trạng đình công. Trước đó vào ngày thứ Tư, công nhân nói rằng họ sẽ tham gia đàm phán thêm 2 ngày để cố gắng thỏa thuận với BHP.
Công đoàn đại diện cho 1,100 công nhân mỏ ở phía Bắc Chile đã tham gia các cuộc đàm phán hòa giải của chính phủ sau khi từ chối lời đề nghị gần nhất của BHP. Ronald Salcedo, chủ tịch công đoàn, nói rằng đã đạt được thỏa thuận thông qua hòa giải bắt buộc.
Mỏ Spence có sản lượng đồng đạt 146,700 tấn trong năm ngoái. BHP cho biết họ hy vọng một nhà máy mới có trị giá 2.46 tỷ USD tại địa điểm này sẽ giúp tăng sản lượng lên 300,000 tấn/năm vào tháng 2 năm sau, đồng thời kéo dài tuổi thọ của mỏ lên trên 50 năm.
Hiện tại, BHP cũng đang đàm phán với công đoàn đại diện cho công nhân tại mỏ đồng Escondida – mỏ đồng lớn nhất thế giới. Trong khi đó, 200 công nhân làm việc từ xa vẫn đang tiếp tục cuộc đình công bắt đầu từ ngày 27/05.
Theo Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên Australia (DISER), tiêu thụ đồng dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi và tăng lên trong thời gian tới. Nhu cầu sẽ được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế và nhờ vai trò ngày càng quan trọng của mặt hàng kim loại cơ sở này trong điện khí hóa.
DISER cho biết sau khi tăng 2% vào năm 2020, nhu cầu được dự đoán sẽ tăng thêm 5% trong năm 2021 lên mức 25 triệu tấn. Gia tăng trong nhu cầu sẽ đến từ hoạt động xây dựng và công nghiệp mạnh mẽ của Trung Quốc cũng như tăng trưởng trong hoạt động kinh tế của Ấn Độ, Mỹ và Italy.
Tiêu thụ đồng toàn cầu sẽ tăng trưởng ổn định ở mức trung bình 2.5%/năm, đạt 28 triệu tấn trong năm 2026 và đạt 31.1 triệu tấn vào năm 2030. Như vậy, so với năm 2020 thì nhu cầu trong năm 2030 sẽ tăng khoảng 31%.
Trung Quốc tiêu thụ khoảng 50% tổng sản lượng đồng toàn cầu và là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nguồn cung bị thắt chặt. Nhu cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 3%/năm và đạt mức 15 triệu tấn/năm vào năm 2022.
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải
(Đơn vị:CNY/tấn)
Tên loại | Kỳ hạn | Ngày 16/6 | Chênh lệch so với ngày hôm qua |
Giá thép | Giao tháng 10/2021 | 5.150 | -15 |
Giá đồng | Giao tháng 7/2021 | 69.330 | -990 |
Giá kẽm | Giao tháng 7/2021 | 22.780 | +280 |
Giá niken | Giao tháng 7/2021 | 129.450 | -3.850 |
Giá bạc | Giao tháng 12/2021 | 5.687 | -19 |
Nguồn tin: Vinanet