Áp lực trên thị trường chứng khoán Trung Quốc tuần qua đã phản ánh trong các vốn phái sinh tài chính và, kết quả là giá quặng giảm đang đè nặng thị trường thép. Tiêu thụ trì trệ và tâm lý tiêu cực đã kéo giá quặng xuống và tất nhiên, giá thép cũng theo thế mà sụt giảm.
Platts giảm giá HRC Thượng Hải xuống 115 NDT/tấn so với tuần trước dựa vào sự sụt giảm của giá quặng. Gía xuất khẩu giảm cũng như giá chào HDG Trung Quốc giảm hơn nữa trong tháng 7 dựa vào tiêu thụ trì trệ và áp lực hơn nữa từ sự suy yếu của thị trường ngoài nước.
Thị trường thép cuộn Châu Âu cũng đang chống chọi áp lực giảm giá từ Trung Quốc và giá xuất xưởng Ruhr đã mất 5 Euro/tấn so với tuần trước. Gía nhập khẩu giảm buộc các nhà máy nội địa chấp nhận giảm giá để bán hàng. Hàng nhập khẩu vào Châu Âu hiện khá vắng do giá trong khu vực cạnh tranh và thời gian giao hàng ngắn hơn nhưng vài nhà nhập khẩu vẫn kiên trì.
Tình hình tương tự cho giá thép cây giao ngay Châu Á. Hiện tại, giá mặt hàng này đã lập kỷ lục giá sàn mới kể từ 11/2006. Gía thép cây Bắc Kinh mất 80 NDT/tấn trong tuần qua và Hegang áp dụng giá sàn mới nhằm mục đích bình ổn thị trường. Nhưng với giá quặng giảm và dường như còn giảm nữa thì thị trường thép có thể tiếp tục đối mặt áp lực từ tiêu thụ thấp và phí sản xuất giảm.
Quặng không phải là mặt hàng nguyên liệu thô duy nhất giảm giá mạnh trong tuần qua mà còn có phế nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ, giảm 20 USD/tấn. Các nhà máy đã tránh không thu mua vào cuối tuần do nghĩ giá giảm nữa.
Gía thép cây xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ giảm 11.50 USD/tấn trong tuần qua. Gía phế Ý cũng giảm và gây áp lực cho thị trường Bắc Âu với định giá Platts giảm 2.5 Euro/tấn so với tuần trước đó.
Trong khi đó, Mỹ cũng trầm lắng theo thế giới trong lễ Độc Lập ngày 4/7. Tuy nhiên, sức mua giới hạn còn các nhà máy cố gắng bán giá cao.
Nguồn tin: Satthep.net