Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore tăng sau khi Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế của mình nhưng giá dự kiến tăng trong ngắn hạn do triển vọng nhu cầu vẫn u ám.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay và hạ mức tham chiếu thế chấp với biên độ lớn hơn, bổ sung vào các biện pháp nới lỏng trong tuần trước, khi nước này nỗ lực hồi sinh một nền kinh tế đang gặp khó khăn bởi khủng hoảng bất động sản và số ca nhiễm Covid-19 gia tăng.
Trên sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 tăng 1,1% lên 101,9 USD/tấn.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng khoảng 2,6% lên 698 CNY (tương đương 102,21 USD)/tấn, trước khi đóng cửa chỉ tăng 1,5% do triển vọng nhu cầu vẫn yếu.
Quặng sắt Đại Liên giảm trong các phiên giao dịch tuần trước, ghi nhận mức giảm một tuần mạnh nhất trong 5 tuần. Giá đã giảm khoảng 40% từ mức cao kỷ lục 1.196 CNY/tấn đạt được hồi tháng 5/2021.
Các nhà sản xuất thép Trung Quốc tăng cường tiêu thụ thép phế liệu cũng làm giảm nhu cầu quặng sắt, trong khi dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng Trung Quốc đang tăng (ở mức cao nhất ba tháng) cũng gây áp lực lên giá.
Tại thị trường giao ngay, quặng sắt hàm lượng 62% Fe ở mức 103 USD/tấn trong ngày 19/8, mức thấp nhất kể từ ngày 22/7, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome.
Thép thanh tại Thượng Hải tăng 0,3%, thép cuộn cán nóng tăng 0,6%, thép không gỉ tăng 0,6%.
Theo dữ liệu tàu và cảng, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 100 triệu tấn Quặng sắt từ thị trường đường biển vào tháng 8/2022.
Trong khi đó, Refinitiv ước tính lượng nhập khẩu tháng 8 đạt 99,7 triệu tấn, còn Kpler lạc quan hơn với mức cao hơn là 101,3 triệu tấn.
Nếu những con số này được đưa ra bởi dữ liệu hải quan của Trung Quốc, nó sẽ thể hiện sự gia tăng so với con số chính thức là 91,24 triệu tấn của tháng 7.
Dữ liệu hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2022, lượng quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 626,8 triệu tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn tin: Vinanet