Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá quặng sắt ngày 25/8/2022 đạt mức cao nhất một tuần

Giá quặng sắt tăng 2,7% lên 716 CNY/tấn và hợp đồng thép thanh trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,5% lên 4.086 CNY/tấn. Giá than luyện cốc giảm 0,4% xuống 1.948 CNY/tấn và giá than cốc tăng 0,3% lên 2.589,50 CNY/tấn.

Giá quặng sắt của Trung Quốc ngày 25/8/2022 tăng cao, thị trường tăng lên mức cao nhất trong một tuần do triển vọng nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc trước mùa xây dựng cao điểm.

Trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt đóng cửa tăng 2,7% lên 716 CNY (tương đương 104,35 USD)/tấn và hợp đồng thép thanh trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,5% lên 4.086 CNY/tấn. Cả hai hợp đồng đều chạm mức cao nhất kể từ ngày 17/8.

Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá Thép cuộn cán nóng tăng 2% lên 4.008 CNY/tấn, giá thép không gỉ tăng 0,7% lên 15.465 CNY/tấn, giá than luyện cốc Đại Liên giảm 0,4% xuống 1.948 CNY/tấn và giá than cốc tăng 0,3% lên 2.589,50 CNY/tấn .

Để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay và hạ mức tham chiếu thế chấp với biên độ lớn hơn để thúc đẩy nền kinh tế đang trên đà đi xuống do ảnh hưởng của dịch Covid kéo dài.

Nhờ vậy, giá quặng sắt kỳ hạn đã tăng sau các biện pháp hỗ trợ bổ sung cho lĩnh vực bất động của Trung Quốc.

Chính phủ nước này đang thực hiện các động thái để hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản, bao gồm cung cấp các khoản vay đặc biệt 200 tỷ CNY để hoàn thành các dự án còn dang dở.

Bloomberg cho biết, Trung Quốc đang có kế hoạch cung cấp các khoản vay đặc biệt 200 tỷ CNY cho các nhà phát triển gặp khó khăn.

Dữ liệu của Mysteel cho thấy, đã có những dấu hiệu về khả năng tồn kho quặng sắt giảm trong tuần này, cụ thể các kho dự trữ bên cảng ở Trung Quốc giảm 0,3% so với tuần trước xuống 138,6 triệu tấn.

Tuy nhiên, triển vọng dài hạn vẫn còn mờ mịt khi sự bùng phát của các trường hợp COVID-19 và sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đè nặng lên nhu cầu thép.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM