Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá quặng sắt thế giới cao nhất 10 năm buộc giá thép trong nước điều chỉnh tăng

 Giá quặng sắt tại Trung Quốc – thị trường sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới – tiếp tục tăng bất chấp những lo ngại về chính sách hạn chế sản lượng do môi trường.

Theo số liệu của Fastmarkets MB, giá quặng 62% sắt – tham chiếu cho thị trường quặng sắt toàn cầu – nhập khẩu vào cảng Thanh Đảo (miền Bắc Trung Quốc) ngày 16/4 lên tới 178,43 USD/tấn, cao nhất kể từ năm 2021. Quặng 65% cao cấp của Brazil cũng tăng lên mức cao kỷ lục 211,10 USD/tấn.

Tương tự, quặng 62% sắt nhập khẩu tại cảng biển Thiên Tân (Trung Quốc) đã tăng lên 176,5 USD/tấn trong ngày 15/4, cao hơn 3 USD/tấn so với phiên trước đó và cũng là mức cao nhất trong vòng 10 năm nay. Tính từ đầu năm tới nay, quặng 62% sắt đã tăng giá 12%, sau khi đã tăng mạnh trong năm 2020.

Giá quặng sắt nội địa tại Trung Quốc, kỳ hạn giao tháng 9 trên sàn Đại Liên, phiên cuối tuần này diễn biến cùng chiều khi tăng 0,9% lên 1.046 CNY/tấn.

Quặng sắt tăng giá mạnh do giá thép vẫn tiếp tục tăng, bất chấp những cảnh báo về khả năng hạn chế sản lượng do vấn đề môi trường ở Trung Quốc.

Giá thép thanh vằn trên Sàn Thượng Hải phiên cuối tuần là 5.116 CNY/tấn, trong khi thép cuộn cán nóng giá 5.143 CNY/tấn và thép không gỉ giá 13.925 CNY/tấn. Những mức này đều cao hơn trên 20% so với cuối năm 2020.

Tại Việt Nam, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép tiếp tục xu hướng tăng mạnh so với đầu năm trên thị trường toàn cầu và Việt Nam. Giá bán thép trong nước tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch ở mức bình quân khoảng 15.900 – 16.000 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể. Đến nay, các hãng thép nội địa đã phải điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm nhiều lần, hiện giá một số thương hiệu đã vượt ngưỡng 17.000 đồng/kg.

Hôm 17/4, thép Hòa Phát tăng vượt ngưỡng 16.000 đồng/kg; thép cuộn đã vượt ngưỡng 17.000 đồng/kg, đồng thời thiết lập mức giá cao nhất trong vòng 30 ngày trở lại đây.

Giá quặng sắt thế giới cao kỷ lục 10 năm buộc giá thép trong nước điều chỉnh tăng - Ảnh 3.
Các yếu tố tác động đến giá thép xây dựng trong nước chủ yếu đến từ việc giá nguyên liệu tăng mạnh. Tháng 3/2021, giá phế nội địa tiếp tục tăng nhẹ từ 300 đồng/kg, giữ mức 8.850 – 9.100 đồng/kg. Giá thép phế nhập khẩu ở mức 438 USD/tấn. Giá phôi nhập khẩu tăng 17 USD/tấn giữ ở 606 – 608 USD/tấn. Giá phôi nội địa tăng 300-400 đồng/kg, giữ giá ở mức 13.300 – 13.700 đồng/kg. 

Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo tháng 4 và tháng 5, nhu cầu tiêu thụ thép vẫn tốt song sự cạnh tranh sẽ rất lớn từ các nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu Việt Nam. Giá bán có thể sẽ tăng thêm để bù đắp giá nguyên liệu đầu vào tăng, và giá thép có thể điều chỉnh tăng cho đến hết quý III/2021.Theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam, chuyên gia ngành thép, xu hướng diễn biến giá cả nguyên liệu và thép thành phẩm trên thế giới trong năm 2021 sẽ có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới như thời kỳ hậu khủng hoàng tài chính 2008. Các chính sách nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến thị trường phế liệu toàn cầu năm 2021. Bởi đất nước này có nhu cầu nội địa lớn với nhiệm vụ kép: phục hồi sau Covid-19 và mở đầu kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025.

Sản lượng thép thô của Trung Quốc tháng 3 tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, lên mức cao nhất trong 7 tháng, là 94,02 triệu tấn do nhu cầu mạnh và biên lợi nhuận ngay cả khi các khu vực sản xuất thép chính bắt đầu thực thi những hạn chế về môi trường. Sản lượng thép trung bình ngày trong tháng 3 đã tăng lên 3 triệu tấn, so với mức 2,97 triệu tấn của giai đoạn tháng 1-2/2021. Quý I/2021, Trung Quốc đã sản xuất 271,04 triệu tấn thép thô, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Có ít nhất 10 nhà sản xuất thép đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ của quý đầu tiên với lợi nhuận ròng tăng đáng kể.

Xuất khẩu thép thành phẩm của Trung Quốc quý I/2021 tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu cũng tăng 17%. Nước này tiếp tục là nhà xuất khẩu ròng thép với việc bán tổng cộng 17,7 triệu tấn ra nước ngoài trong khi nhập khẩu là 3,7 triệu tấn.

Sản xuất và thương mại thép tăng kéo nhu cầu quặng sắt tăng theo. Nhập khẩu quặng sắt vào nước này tiếp tục đà tăng và lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái vượt ngưỡng 100 triệu tấn vào tháng 3/2021, cao hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của hải quan nước này.

Nhập khẩu quặng sắt vào Trung Quốc tháng 3/2021 đạt 102,11 triệu tấn, tăng 18,9% so với cùng tháng năm trước; tính chung trong quý I nhập khẩu đạt 283,44 triệu tấn, tăng so với 263 triệu tấn quý I/2020.

Cai Biyu, nhà phân tích của GF Futures cho biết: "Nhập khẩu quặng sắt đã trở lại mức bình thường, sau giai đoạn giảm thấp trong năm 2020 do thời tiết khắc nghiệt ở Australia và Brazil".

Xuất khẩu quặng sắt trung bình ngày của Brazil đã tăng lên 1,32 triệu tấn trong tuần đầu tiên của tháng 4, so với 1,2 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Các chuyến quặng sắt đến từ cảng Hedland (Australia) tới Trung Quốc cũng đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 9 tháng trở lại đây.

Ông Biyu cho biết: "Mặc dù sản xuất ở Đường Sơn bị hạn chế, các nhà máy ở những nơi khác vẫn có thể bổ sung nguyên liệu dự trữ để đáp ứng nhu cầu (thép) trong mùa cao điểm".

Trong khi các dữ liệu thương mại mới nhất báo hiệu nhu cầu của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục mạnh mẽ thì các nhà đầu tư vẫn tập trung vào tiến độ thúc đẩy một nền kinh tế xanh của Chính phủ Trung Quốc, theo đó sẽ hạn chế sản xuất thép để giảm lượng khí phát thải. Bên cạnh đó, nước này cũng có kế hoạch tăng cường kiểm soát thị trường nguyên liệu để giúp hạn chế chi phí cho các doanh nghiệp trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới đang tăng mạnh.

Thành phố sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc – Đường Sơn – tháng trước thông báo sẽ trừng phạt những công ty không tuân thủ các kế hoạch chống ô nhiễm khẩn cấp hoặc đã phát thải khí ô nhiễm quá mức, sau nhiều tuần khó mù dày đặc bao phủ miền Bắc Trung Quốc.

Tuy nhiên, các nhà phân tích quốc tế nghi ngờ về tính hiệu quả trong kế hoạch chống ô nhiễm của Trung Quốc, nhất là khi giá thép cao như hiện nay.

"Tỷ suất lợi nhuận thép ở Trung Quốc hiện tại rất hấp dẫn, vì vậy ngay cả khi có những hạn chế ở Đường Sơn, các nhà sản xuất khác vẫn có động lực để cố gắng tăng tỷ lệ hoạt động," người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa của ING, Warren Patterson khi trả lời phỏng vấn của Financial Review cho biết.

Theo ông Patterson, "Tỷ suất lợi nhuận cao, cùng với việc tập trung nhiều hơn vào việc giảm phát thải, cũng chứng tỏ yếu tố hỗ trợ cho nhu cầu quặng sắt chất lượng cao. Điều này được phản ánh trong việc giá quặng sắt cao cấp gần đây tăng lên".

Nhà phân tích Lyndon Fagan của JPMorgan đồng quan điểm khi cho rằng: "Bất chấp các cuộc thanh tra trên toàn quốc, chúng tôi tin rằng các khu vực khác sẽ tăng mạnh (sản xuất), đặc biệt là khi biên lợi nhuận thép tăng đột biến".

Theo IndexBox, tiêu thụ thép toàn cầu được dự báo sẽ tăng 4,1% vào năm 2021 so với năm trước.

Tuy nhiên, Goldman Sachs dự báo thị trường quặng sắt sẽ thặng dư trong nửa cuối năm nay do xuất khẩu của Brazil tăng. Ngân hàng này dự báo giá quặng sắt sẽ giảm về 110 USD/tấn vào quý IV/2021, xuống dưới 100 USD/tấn vào năm 2022.

Nguồn tin: Cafef

ĐỌC THÊM