Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá sắt thép thế giới hôm nay 3/6: Giá nguyên liệu sản xuất thép tăng do thị trường lạc quan

 Giá nguyên liệu sản xuất thép trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc ngày 3/6 đã tăng cao để bắt kịp xu hướng thị trường giao ngay mạnh mẽ.

Giá quặng sắt kỳ hạn giao tháng 9/2021 trên sàn Đại Liên ngày 3/6/2021 cao hơn 2,8% lên 1.169 CNG (tương đương182,95 USD)/tấn. Trước đó, quặng sắt đã tăng tới 4,8% lên 1.192 CNY/tấn.

Giá quặng sắt giao ngay với hàm lượng sắt 62%Fe để giao cho Trung Quốc ngày 2/6 đã tăng 6 USD lên 206,5 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giá than cốc cũng tăng 3,6% lên 1.859 CNY/tấn và giá than luyện cốc tăng 2,3% lên 2.580 CNY/tấn.
Các nhà chức trách ở trung tâm thép Đường Sơn đã thảo luận về việc nới lỏng cắt giảm sản lượng tại một số nhà máy.
Trong khi đó, thị trường than cốc đang trong đà suy thoái, tạo thêm dư địa cho giá kỳ hạn tăng.

Giá thép được giao dịch trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cũng tăng theo. Giá thép cây xây dựng giao tháng 10/2021 tăng 0,5% lên 5.002 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, tăng 0,8% lên 5.305 CNY/tấn.

Hợp đồng thép không gỉ kỳ hạn tháng 7 tăng 0,8% lên 16.125 CNY/tấn.

Các quan chức từ cơ quan quản lý thị trường của nước này cho biết chính phủ "coi trọng" giá cả hàng hóa, thường xuyên theo dõi xu hướng của quặng sắt, thép, than, dầu thô và các sản phẩm khác, đồng thời thực hiện các giám sát có mục tiêu.

Tại thị trường trong nước, một trong những mặt hàng có mức tăng sốc nhất từ đầu năm 2021 đến nay là thép.

Theo số liệu mới nhất, giá thép cuộn D6, D8 của các thương hiệu Hòa Phát, Pomina, Việt Nhật, Việt Đức, Việt Ý hồi tháng 12-2020 có giá khoảng 12.000 đồng/kg thì đến đầu tháng 6-2021 đã tăng lên hơn 18.000 đồng/kg.

Giá thép thanh vằn D10 trước kia là 80.000 đồng/cây thì nay đã tăng lên hơn 120.000 đồng/cây; giá thép thanh vằn xây dựng D14 từ hơn 162.000 đồng/cây tăng lên hơn 230.000 đồng/cây. Giá thép tăng cao khiến nhiều công ty xây dựng đứng trước nguy cơ phá sản.

Ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Công ty Xây dựng Thành Hà, cho biết giá thép tăng hơn 40% khiến người dân, DN e ngại, hạn chế xây nhà, làm xưởng vào thời điểm này. “Giá thép tăng cao mà đi nhận công trình giá cao thì khách hàng chê, nhận giá thấp thì không có công. Chúng tôi chỉ mong giá thép hạ nhiệt vì nếu tình hình này kéo dài thì công ty phá sản” - ông Mạnh chia sẻ.
Không chỉ vậy, theo phản ánh của một số DN, việc mua thép cũng gặp khó khăn. Đại diện một DN nhỏ cho biết không mua được thép ở các cửa hàng quy mô nhỏ mà phải nhập từ các công ty, đại lý lớn.

Ông Đỗ Phước Tống, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM, cho biết giá thép nguyên liệu tăng cao khiến các DN nhóm ngành cơ khí kết cấu thép gặp nhiều khó khăn. Các đơn hàng đã ký thì các DN cơ khí phải chịu lỗ, còn hợp đồng mới phải đàm phán lại với khách hàng.

Mới đây, Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến và yêu cầu các sở Xây dựng cập nhật đơn giá thị trường. Qua đó để có cơ sở áp dụng cho các nhà thầu trong các dự án đầu tư công bằng vốn đầu tư công, vốn ngân sách. Vì nếu không cập nhật giá thép thị trường, các nhà thầu sẽ phải tự giải quyết sự thâm hụt lớn này.

Lý giải về giá thép tăng cao, lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết đó là do giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép phụ thuộc rất lớn vào giá nguyên liệu thế giới. Trong thời gian gần đây, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, cùng với dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài cũng là những lý do khiến giá thép tăng mạnh.

Sau đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng có ý kiến yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, có biện pháp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước nhằm đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu điều chỉnh sự mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường để ưu tiên thị trường trong nước thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM