Giá thép ngày 19/5 giảm 89 nhân dân tệ trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá thép trong nước giảm tiếp do giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào đang trong xu hướng đi xuống.
Giá thép xây dựng trong nước tiếp tục giảm lần thứ 2 trong vòng 1 tuần
Giá thép xây dựng trong nước đồng loạt giảm đến 1 triệu đồng/tấn do giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào đang trong xu hướng đi xuống. Nhiều doanh nghiệp thép xây dựng tiếp tục giảm giá sản phẩm từ ngày 18/5 và là đợt điều chỉnh thứ hai liên tiếp trong vòng một tuần. Nhưng giá thép vẫn vượt mức kỷ lục thiết lập năm ngoái.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát giảm mạnh giá bán. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 giảm 750 đồng, hiện ở mức 17.930 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 510 đồng có giá 17.830 đồng/kg.
Thép Pomina, với 2 dòng sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 giảm 710 đồng, hiện ở mức 18.420 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 410 đồng, có giá 18.920 đồng/kg.
Tại thị trường miền Nam, thép VAS giảm giá. Dòng thép cuộn CB240 giảm 300 đồng, hiện ở mức 17.880 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 giảm 450 đồng, hiện có giá 17.830 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 giảm 300 đồng, có mức giá 18.070 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm450 đồng, hiện có giá 18.070 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay (18/5) giảm giá bán. Cụ thể, thép cuộn CB240 giảm 800 đồng hiện ở mức 17.830 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 460 đồng, có giá 18.280 đồng/kg.
Thép Việt Ý điều chỉnh giá bán. Lần lượt với thép cuộn CB240 giảm 600 đồng hiện ở mức 17.980 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 giảm 450 đồng, có giá 18.230 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 giảm 760 đồng hiện ở mức 17.810 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 giảm 510 đồng, có giá 18.370 đồng/kg.
Tại thị trường miền Bắc, thép VAS giảm mạnh giá bán. Với dòng thép cuộn CB240 giảm 410 đồng, hiện ở mức 17.570đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 giảm 300 đồng, có giá 17.780 đồng/kg.
Thép Việt Nhật với 2 dòng thép của hãng đồng thời giảm 1.010 đồng/kg. Lần lượt, thép cuộn CB240 ở mức 17.810 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.910 đồng/kg.
Thép Việt Sing, 2 sản phẩm của hãng đều giảm 510 đồng/kg. Cụ thể, thép cuộn CB240 ở mức 17.910 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 18.110 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát điều chỉnh giảm giá bán. Dòng thép cuộn CB240 giảm 500 đồng hiện ở mức 18.180 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 510 đồng, có giá 18.280 đồng/kg.
Thép Việt Đức không thay đổi giá bán. Cụ thể, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.880 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.180 đồng/kg.
Thép VAS đồng loạt giảm 600 đồng. Lần lượt, dòng thép cuộn CB240 có giá 17.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.030 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 giảm 710 đồng, hiện ở mức 18.670 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300giảm 710 đồng, có giá bán 18.870 đồng/kg.
Giá sắt thép xây dựng giảm mạnh trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép xây dựng ngày 19/5, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 89 nhân dân tệ xuống mức 4.508 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).
Vào hôm thứ Tư (18/5), giá quặng sắt và thép kỳ hạn của Trung Quốc giảm sau đợt tăng kéo dài hai ngày, Reuters đưa tin.
Nguyên nhân là do các nhà giao dịch thận trọng trước việc những rủi ro từ các biện pháp hạn chế COVID-19 đang làm mờ đi triển vọng tăng trưởng kinh tế của nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới này.
Theo đó, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE), kết thúc giao dịch ban ngày giảm 5,3% ở mức 791 nhân dân tệ/tấn (tương đương 117,15 USD/tấn).
Trước đó, hợp đồng này đã chạm mức 849 nhân dân tệ/tấn vào hôm thứ Ba (17/5). Đây là mức cao nhất theo ghi nhận kể từ ngày 6/5.
Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng nguyên liệu sản xuất thép giao tháng 6/2022 giảm 3%, ghi nhận mức 124,20 USD/tấn trong cùng ngày.
Các nhà phân tích cho rằng, nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc sẽ phải vật lộn để tạo ra sự phục hồi đáng kinh ngạc mà nước này đã đạt được từ giai đoạn đầu của đại dịch hai năm trước.
Trong bối cảnh tâm lý thị trường ảm đạm, vào tháng 4, các nhà đầu tư nước ngoài đã cắt giảm trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mà họ nắm giữ trong tháng thứ ba liên tiếp.
Lý do nào khiến giá thép trong nước giảm tiếp
Từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước tăng 7 lần, trước khi giảm hai lần gần đây. Lý do giảm giá thép lần này được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào đang trong xu hướng đi xuống. Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội Thép Việt Nam, giá quặng sắt tại cảng Thiên Tân (Trung Quốc) ngày 9/5 giảm 16 USD một tấn so với tháng 4, về 139 USD mỗi tấn. Bên cạnh đó, các mặt hàng như thép phế liệu, điện cực graphite, cuộn cán nóng HRC... đều có xu hướng giảm giá so với thời điểm giao dịch đầu tháng 4 năm nay.
Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), giá quặng sắt loại 62% Fe ngày 9.5 giao dịch ở mức 139 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân (Trung Quốc), giảm khoảng 16 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 4. Mức giá này cũng giảm khoảng 71-73 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5.2021;
Giá thép phế liệu loại HMS ½ 80:20 nhập khẩu tại cảng Đông Á ở mức 530 USD/tấn CFR giảm 94 USD/tấn so với đầu tháng 4.2022. Giá thép cuộn cán nóng HRC ở mức 797 USD/tấn, CFR cảng Đông Á, giảm khoảng 81 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 4.2022.
Giá thép giảm còn do tiêu thụ giảm trong tháng 4 vừa qua. Nguyên nhân là do giá vật liệu xây dựng như thép, xi măng và đá xây dựng tăng cao khiến cho việc triển khai dự án chậm lại.
Theo đó, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,962 triệu tấn, giảm 11,28% so với tháng 3.2022 và giảm 1,1% so với cùng kỳ 2021; Bán hàng thép các loại đạt 2,419 triệu tấn, giảm 22,52% so với tháng trước và giảm 15,6% so với cùng kỳ.
Về thị trường, VSA nhận định, ngành thép trong nước sẽ tăng trưởng 15-20% trong năm nay, bởi nhiều dự án đầu tư công có quy mô lớn khởi công. Đáng kể, nhất là các tuyến cao tốc Bắc – Nam, sân bay quốc tế Long Thành và các tuyến đường vành đai... sẽ giúp lượng thép tiêu thụ phục hồi mạnh mẽ.
Mặt khác, ngành thép sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công trên thế giới (năm 2021, giá thép có thời điểm tăng tới 45-50% so với năm 2020).
Trong khi đó, Bộ Công Thương dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến 2030 có thể đạt tới 310 tỉ USD; trong đó nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỉ USD; cơ khí xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỉ USD; giao thông đường sắt là 35 tỉ USD, tàu điện ngầm là 10 tỉ USD và ôtô là 120 tỉ USD.
"Đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là thép chế tạo, hợp kim chất lượng cao", đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Nguồn tin: VOH