Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá than tăng đẩy thép, phân bón vào "thế kẹt"

Bộ Tài chính đã có thông báo cho phép Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) điều chỉnh tăng giá bán than tới các nhà sản xuất ximăng, giấy, phân bón bắt đầu từ cuối tháng 9.

Giá than cục bán cho sản xuất phân đạm được tăng 30%, sản xuất phân lân tăng 25% so với giá trước đó, than cám cho sản xuất ximăng, giấy, phân bón cũng tăng 25%.

Giá than bán cho các hộ này sẽ được điều chỉnh tăng lần nữa trong quý 4 để đảm bảo thấp hơn giá xuất khẩu tối đa là 10%.

Chỉ có ngành điện vẫn tiếp tục hưởng giá bán than ưu đãi (thấp hơn giá thành sản xuất đến 38%) trước khi điều chỉnh theo giá thị trường vào năm 2010.

Theo tính toán, chi phí của các ngành sản xuất khác như thép, ximăng, hóa chất… sẽ bị đẩy lên cao, và từ đó đẩy các ngành sản xuất này vào "thế kẹt" vì giá bán khó có thể tăng tương ứng.

Theo Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, giá phân bón trên thị trường nội địa đang ổn định ở mức thấp và mức giá này đang có xu hướng giảm dần do lượng hàng tồn kho lớn, trong khi nhu cầu ở mức thấp.

Thời điểm này, miền Bắc đã hết vụ hè thu, còn tại miền Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cũng đang thu hoạch nốt vụ lúa hè thu. Trên thị trường, đã xuất hiện hiện tượng cung phân bón lớn hơn nhu cầu thị trường. Chính vì vậy, giá phân bón liên tục có xu hướng giảm nhẹ.

Trung tâm Thông tin Nông nghiệp-Phát triển nông thôn nhận định, giá phân bón trong nước đang ổn định ở mức thấp và nhờ nguồn cung khá dồi dào nên thị trường phân bón Việt Nam trong các tháng tới vẫn "duy trì kịch bản ổn định ở mức thấp như hiện nay" bất chấp xu hướng tăng do chi phí đẩy từ việc tăng giá than và thường xảy ra với nhiều loại mặt hàng vào các tháng cuối năm.

Tương tự như phân bón, ngành thép cũng phải đau đầu với bài toán cân đối thu - chi khi giá mua than sẽ tăng. Giá thép trong thời gian tới khó có thể tăng do phải cạnh tranh với giá thép nhập khẩu.

Hiện giá thép ngoại nhập từ các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc... trên thị trường tương đương 7,9 - 8,2 triệu đồng/tấn, tùy loại, thấp hơn khoảng 3 triệu đồng/tấn so với thép Việt Nam.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đẩy mạnh lượng hàng tồn kho bằng cách tăng hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp thép từ 5% như hiện nay, lên 12%, khiến giá thép Trung Quốc trong thời gian tới sẽ sụt giảm mạnh, cạnh tranh mạnh mẽ với thép trong nước.

Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định, với lượng thép ngoại nhập cao như hiện nay, cũng như giá phôi thép thế giới đang giảm nên nếu sắp tới các doanh nghiệp thép Việt Nam không giảm giá bán sẽ khó tiêu thụ được hàng như hiện nay.

Theo VSA, trong tháng 9, toàn ngành sản xuất được 320.000 tấn thép, giảm 12% so với tháng trước; sản lượng tiêu thụ cũng giảm khoảng 100.000 tấn./.

(Vietnam+)

ĐỌC THÊM