Giá thanh cốt thép trong quý I/2017 giảm 8,3%, và giảm 13,4% trong tháng 3/2018. Giá quặng sắt kỳ hạn trong quý I/2018 giảm 16,8%. Dự trữ thanh cốt thép, quặng sắt cao gây áp lực giá.
Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 29/3 tăng nhưng vẫn đối mặt với quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2015, do lo ngại căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang khiến nhu cầu giảm và dự trữ gia tăng.
Thuế quan của Mỹ đối với nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc có thể chưa áp đặt đến đầu tháng 6/2018.
Lo ngại về sự trả đũa của Trung Quốc dẫn đến việc áp đặt thuế quan trên toàn cầu, khiến nhu cầu hàng hóa giảm, nhà phân tích Helen Lau, Argonaut Securities Hồng Kông cho biết.
Điều này làm trầm trọng triển vọng đối với thép khi mà dự trữ tại Trung Quốc ở mức cao và sản lượng gia tăng sau khi việc kiểm soát ô nhiễm Trung Quốc đã hết hạn vào ngày 15/3.
Việc dỡ bỏ hạn chế sản xuất trong mùa đông đã gia tăng mối lo ngại về dư cung và ô nhiễm đã trở lại Bắc Kinh. Ô nhiễm là 1 dấu hiệu cho thấy sản xuất gia tăng.
Giá thanh cốt thép tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa tăng 1,4% lên 3.456 NDT (549,5 USD)/tấn, nhưng thiết lập quý I/2018 giảm 8,3%, quý đầu tiên giảm kể từ quý IV/2015 và giảm 13,4% trong tháng 3/2018.
Dự trữ thanh cốt thép tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2013 trong tuần kết thúc ngày 16/3 xuống còn 949.470 tấn, SteelHome cho biết,
Giá quặng sắt tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 1% lên 441 NDT/tấn, nhưng thiết lập quý giảm 16,8%, mức giảm mạnh nhất kể từ quý III/2015
Dự trữ quặng sắt tại Thượng Hải tăng lên hơn 160 triệu tấn, mức cao kỷ lục và gấp đôi về quy mô kể từ cuối năm 2015.
Giá quặng sắt giao sang cảng Tần Hoàng Đảo giảm 3% xuống còn 63,12 USD/tấn, Metal Bulletin cho biết. Tính chung trong quý I/2018, giá quặng sắt giảm 13%, giảm mạnh nhất trong 3 quý.
Giá than cốc đóng cửa giảm 1% xuống còn 1.778,5 NDT/tấn, trong khi giá than luyện cốc kết thúc tăng 1,3% lên 1.251 NDT/tấn.
1 USD = 6,2893 NDT
Nguồn tin: Vinanet