Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép hôm nay 17/6/2022: Nối đà giảm

Ghi nhận vào lúc 10h ngày 17/6 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm mức 4.430 nhân dân tệ/tấn. Tại Trung Quốc, giá quặng sắt kỳ hạn liên tục giảm trong những ngày qua, kéo theo triển vọng bi quan về nhu cầu tiêu thụ đối với nguyên liệu sản xuất thép này.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/6, giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) giảm phiên thứ 5 liên tiếp và xuống mức thấp nhất trong ba tuần, kéo theo triển vọng bi quan về nhu cầu tại Trung Quốc, Reuters đưa tin.

Theo đó, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn DCE, đã kết thúc giao dịch ban ngày thấp hơn 2,5% ở 867,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 129,35 USD/tấn).

Trước đó trong phiên, hợp đồng này giảm xuống mức 861,50 nhân dân tệ/tấn. Đây là mức giao dịch thấp nhất của hợp đồng này theo ghi nhận kể từ ngày 26/5.

Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng giao tháng 7/2022 đã "từ bỏ" mức tăng sớm và giảm 0,5% xuống còn 128,80 USD/tấn vào lúc đóng cửa, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 27/5 là 127,70 USD/tấn trước đó.

Các nhà phân tích tại Westpac cho biết: "Tồn kho thép đang tăng trong khi giá đang giảm. Giá thép cây giao ngay đã giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng qua".

Dữ liệu được đưa ra ngày 15/6 cho thấy, dấu hiệu phục hồi kinh tế ở Trung Quốc vào tháng trước đã không thể "xoa dịu" lo ngại về nhu cầu. Song song đó, sự bi quan đang bao trùm thị trường kỳ hạn cũng đè nặng lên giá quặng sắt giao ngay.

Tại thị trường trong nước, giá thép hôm nay không đổi so với ngày 16/6. CB240 và D10 CB300 của Việt Đức là 16,82 triệu đồng/tấn và 17,47 triệu đồng/tấn. Giá CB240 và CB300 của Thép Miền Nam là 17,36 triệu đồng/tấn và 17,76 triệu đồng/tấn. Giá hai loại thép trên của Hòa Phát tại miền Bắc 16,95 triệu đồng/tấn và 17,51 triệu đồng/tấn.

Trong vòng hơn một tháng qua, giá thép điều chỉnh giảm 5 lần với tổng mức giảm đến hơn 2 triệu đồng/tấn. Cụ thể, CB240 và CB300 của Hòa Phát ở miền Bắc giảm lần lượt 2,04 triệu đồng/tấn và 1,58 triệu đồng/tấn.

Thép Hòa Phát giảm 300 đồng so với ngày hôm qua, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.950 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.510 đồng/kg. Thép Pomina hạ giá bán, với dòng thép cuộn CB240 giảm 300 đồng xuống mức 17.510 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng có giá 17.910 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 ngày 6/6 giảm 310 đồng, xuống nức 16.660 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 300 đồng, có giá 16.770 đồng/kg. Thép Tung Ho hạ nhiệt giá bán, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.950 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.150 đồng/kg.

Rà soát lần thứ hai việc áp thuế chống bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 10/6, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm nhôm được phân loại theo mã HS 7604.10.10, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10, 7604.29.90 có xuất xứ từ Trung Quốc (mã vụ việc AR02.AD05).

Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các tổ chức, cá nhân đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát, đồng thời hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra rà soát.

Trước đó, ngày 28/9/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc.

Mức thuế CBPG tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc là từ 2,49 - 35,58%. Số lượng nhà sản xuất Trung Quốc bị điều tra trong vụ việc là 16 công ty.

Theo quy định, trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc một năm kể từ ngày có quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp CBPG, các bên liên quan có quyền nộp hồ sơ đề nghị rà soát việc áp dụng biện pháp CBPG.

Trong lần rà soát thứ nhất, theo Quyết định được công bố hồi tháng 4/2022, các nhà sản xuất, xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mức thuế chống bán phá giá từ 4,39 - 35,58%. Số lượng nhà sản xuất, xuất khẩu Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá là 18 công ty. Biện pháp chống bán phá giá sẽ có hiệu lực sau 5 ngày kể từ khi ban hành.

Nguồn tin: Kinh tế chứng khoán

ĐỌC THÊM