Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép hôm nay 28/2: Giảm mạnh

Vào lúc 9h10 (giờ Việt Nam), giá thép hôm nay, giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 55 nhân dân tệ xuống 3.371 nhân dân tệ/tấn. 

Tại thị trường thế giới, chốt phiên giao dịch ngày 27/2, giá thép thanh xây dựng giảm 1,3% trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 0,9% và giá thép không gỉ giảm 0,8%.

Kéo dài đà giảm sang ngày thứ ba liên tiếp, giá quặng sắt trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 3,6% xuống còn 633 nhân dân tệ/tấn (tương đương 90,26 USD/tấn).

Hợp đồng quặng sắt giao sau trên Sàn giao dịch Singapore giảm 2,3% xuống 83,91 USD/tấn.

Các kho dự trữ thép ở Trung Quốc đạt mức cao kỉ lục, tăng 173% kể từ đầu năm lên 21,6 triệu tấn, theo nghiên cứu của ANZ.

Hàng tồn kho tăng khi sản lượng thép trong tháng 1 tại Trung Quốc cao hơn 7,2% so với cùng kì năm ngoái trong khi nhu cầu hạ nguồn chậm chạp do việc ngừng hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán và các hạn chế di chuyển để ngăn chặn sự bùng phát của virus corona.

Giá than mỡ giảm 0,6% và giá than cốc giảm 2,7%.


Giá thép hôm nay giảm mạnh

Tại thị trường trong nước, theo số liệu thống kê từ Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Ấn Độ trong tháng đầu năm 2020 tăng trưởng nhẹ 3,84% đạt 371,7 triệu USD. Trong đó nhóm sắt thép các loại chiếm thị phần lớn nhất 25,81% đạt 95,94 triệu USD, tăng rất mạnh 427,36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ tăng trưởng là dấu hiệu lạc quan đối với Việt Nam trong vấn đề thu hẹp khoảng cách thâm hụt thương mại với nước này.

Trong tháng 1/2020, một số nhóm hàng có kim ngạch tăng so với cùng kỳ: linh kiện, phụ tùng ô tô tăng 95,15% đạt 21,7 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 184,3% đạt 7,2 triệu USD; ngô tăng 110,97% đạt 162.626 USD. Ngoài ra, hàng thủy sản cũng có kim ngạch tăng nhẹ 15,5% đạt 20,51 triệu USD; dầu mỡ động thực vật tăng 1,53% đạt 366.541 USD.

Còn lại, tất cả các nhóm hàng khác đều có kim ngạch nhập khẩu sụt giảm. Giảm mạnh nhất là bông các loại với 81,49% đạt 10,47 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 81,11% đạt 4,74 triệu USD; hàng rau quả giảm 74,21% đạt 481.411 USD; chất dẻo nguyên liệu giảm 55,96% đạt 6,53 triệu USD; phân bón các loại giảm 66,12% đạt 135.859 USD, đây cũng là nhóm hàng chiếm thị phần nhỏ nhất 0,04% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Ấn Độ.

Nguồn tin: tbck.vn

ĐỌC THÊM