Ghi nhận vào lúc 10h20 ngày 5/8 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng lên mức 4.038 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát. Giá quặng sắt kỳ hạn tiếp tục sụt giảm sự trước lo lắng về sự phục hồi nhu cầu không bền vững ở Trung Quốc và triển vọng tăng nguồn cung.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chịu áp lực bởi lo lắng về sự phục hồi nhu cầu không bền vững ở nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc và triển vọng tăng nguồn cung. Theo đó, hợp đồng quặng sắt giao tháng 1/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn DCE, đã giảm 5,2% trong giao dịch ban ngày xuống 688,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 101,96 USD/tấn).
Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã chạm mức thấp nhất theo ghi nhận kể từ ngày 28/7 là 688 nhân dân tệ/tấn. Tương tự, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9/2022 trên Sàn SGX cũng giảm 2,5% xuống 107,20 USD/tấn, kéo đà giảm sang phiên thứ 5 liên tiếp trong cùng ngày.
Lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc, các biện pháp hạn chế COVID-19, mục tiêu khử cacbon kéo theo việc cắt giảm sản lượng thép và căng thẳng Trung - Mỹ gia tăng đối với Đài Loan đều ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.
Các nhà phân tích tại Zhongzhou Futures cho biết: "Quặng sắt thiếu động lực tăng liên tục, mặc dù biên lợi nhuận thép phục hồi tại Trung Quốc đã thúc đẩy đà tăng gần đây".
Trong khi lợi nhuận của ngành thép đã chuyển biến tích cực, họ nhận định sức mạnh và tính bền vững của việc nối lại sản xuất của các nhà máy thép vẫn còn được xem xét. Các nhà phân tích của Sinosteel Futures đánh giá rằng, các nhà máy thép vẫn chủ yếu thu mua theo yêu cầu và dự kiến sẽ không có đợt bổ sung quy mô lớn nào trong thời gian tới.
Tại thị trường trong nước, sau 11 lần điều chỉnh giảm liên tiếp với giá thép, nhiều doanh nghiệp thép tiếp tục hạ giá sản phẩm từ ngày 2/8, với mức giảm cao nhất lên tới. 650.000 đồng/tấn. Trong đó, theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Việt Nhật có mức giảm mạnh nhất trong đợt điều chỉnh lần này. Cụ thể, hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc của Việt Nhật được giảm lần lượt 650.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn, giá bán còn 14,95 triệu/tấn và 15,66 triệu đồng/tấn.
Cùng xu hướng, thương hiệu thép Hòa Phát cũng điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, giá bán còn 15,18 triệu đồng/tấn và 16,04 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Nam, thép Hòa Phát cũng giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, giá bán sau điều chỉnh lần lượt là 15,28 triệu đồng/tấn và 15,94 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Việt Ý cũng tiến hành giảm 200.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 15,05 triệu đồng/tấn và 15,81 triệu đồng/tấn. Cũng có mức giảm 200.000 đồng/tấn, hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu thép Việt Đức còn 15,05 triệu đồng/tấn và 15,81 triệu đồng/tấn.
Trong đợt điều chỉnh này, thép Kyoei cũng giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép CB240 và thép D10 CB300, giá tương ứng 15 triệu đồng/tấn và 15,81 triệu đồng/tấn.
Với thép Pomina, sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Nam cũng lần lượt được giảm 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn, giá bán sau giảm giá còn 16,19 triệu đồng/tấn và 16,5 triệu đồng/tấn.
Trong khi đó, thép Tung Ho điều chỉnh giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 180.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 15,02 triệu đồng/tấn và 15,53 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Mỹ cũng hạ giá bán sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300 với mức giảm lần lượt là 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn, giá bán còn 15,05 triệu đồng/tấn và 15,5 triệu đồng/tấn.
Nguồn tin: Kinh tế chứng khoán