Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép năm nay sẽ không tăng mạnh

Bước vào đầu năm 2011, thị trường thép xây dựng đã liên tục gây “choáng” khi chỉ chưa đầy 3 tháng, đã tăng tới 4 - 5 lần với tổng mức tăng khoảng 2 triệu đồng/tấn, điều này đang làm dấy lên lo ngại, giá thép có thể biến động bất thường như năm 2008.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Tiến Nghi, phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), thì điều này sẽ không xảy ra.

- Mặc dù năm 2011 chưa đi hết 3 tháng nhưng giá thép đã liên tục gây “choáng” khi tăng 4-5 lần, với tổng mức tăng khoảng trên 2 triệu đồng/tấn. Xin ông cho biết nguyên nhân của việc tăng đột biến này?

Việc giá thép liên tục tăng mạnh trong thời gian vừa qua, theo nhận định của VSA có những nguyên nhân cơ bản sau:

Điều đầu tiên phải nói đến là, giá phôi trong thời gian vừa qua tăng rất mạnh, có những lúc lên mức cao tới 690 USD/tấn, cùng với đó giá thép phế có lúc cũng lên trên 500 USD/tấn. Như chúng ta đều biết, hiện tại Việt Nam đang phải nhập đến 40% phôi thép và 70% thép phế từ bên ngoài, vì vậy khung giá thép bán ra thị trường phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài, nếu bên ngoài tăng thì trong nước sẽ tăng.

 

Cùng với đó, vừa qua Chính phủ cũng đã chính thức cho phép điều chỉnh giá điện, xăng dầu, tỷ giá USD…. tất cả những động thái này vô hình chung đã đẩy chi phí cấu thành nên giá thép tăng. Nếu như tăng đúng với thị trường, giá mặt hàng này phải tăng tương ứng với mức trên 1 - 2 triệu đồng/tấn, nhưng các doanh nghiệp không thể tăng giá một lúc với mức cao như vậy được vì sẽ làm “loạn” thị trường, nên phải chia nhỏ ra nhiều lần.

Thị trường luôn có những cạnh tranh nhau rất quyết liệt, nếu như tăng một lần với mức cao như vậy thì người tiêu dùng sẽ không thể chấp nhận được, nếu không chấp nhận được thì đương nhiêu họ sẽ mất thị phần. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chia nhỏ ra, với mỗi lần tăng chỉ ở mức 300 trăm - 500 trăm đồng/tấn, đấy là nghệ thuật kinh doanh.

- Trong năm 2008, giá thép cũng đã tăng cao kỷ lục vào những tháng đầu năm, lên mức 1.150 USD/tấn trên thế giới và trong nước cũng đã lên tới trên 20 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên vào cuối năm lại rơi thê thảm, chỉ còn khoảng 900 trăm đồng/tấn. Sang đến đầu năm 2011, biến động của thị trường này cũng đã có nhiều chi tiết giống năm 2008, khiến nhiều người lo ngại, cảnh tượng này sẽ bị lập lại. Với tư cách là người trong ngành, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Theo tôi, có thể năm 2011 sẽ không như năm 2008, vì như chúng ta đều biết năm 2008 có một đặc thù là thị trường chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, đặc biệt là các nước có nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu.

Tuy nhiên, bước sang năm năm 2011, đặc điểm thị trường lại đã thay đổi hoàn toàn và đặc thù ở đây là lạm phát có xu hướng tăng cả ở Việt Nam và các nước châu Á. Vừa qua, Chính phủ đưa đưa ra mục tiêu là kìm chế lạm phát, nên các đơn vị đều phải đưa ra các biện pháp để chống lạm phát như, thắt chặt chi tiêu, điều chỉnh tín dụng…, điều này là cho thị trường thép bị thu hẹp. Vì vậy, dự báo giá thép sẽ chững hoặc giảm nhẹ, chứ không rơi tự do như năm 2008.

- Vừa qua, Chính phủ đã chính thức thông qua việc tăng giá điện, xăng dầu… đã làm nhiều doanh nghiệp lao đao. Còn về ngành thép thì thế nào, vì được biết thép là ngành tiêu thụ khá nhiều điện?

Việc tăng giá điện, tăng xăng dầu của Chính phủ vừa qua đều tác động đến đầu vào của ngành thép, đó là một thực tế ai cũng hiểu. Để ứng phó với việc này, các doanh nghiệp đều phải đưa ra những biện pháp phù hợp như giảm những chi phí, cùng với đó là đầu tư những công nghệ tốt hơn, để tiêu hao ít đi.

Nhưng vấn đề lo lắng thường trực của các doanh nghiệp thép hiện nay và việc thiếu điện, vì theo dự kiến thì năm nay doanh nghiệp có thể bị cắt điện đến 60%.

- Vậy ông có nhận định như thế nào về thị trường thép trong thời gian sắp tới?

Theo nhận định của VSA, trong thời gian tới thì trường thép sẽ ảm đạm, bởi vì Nghị quyết 11 của Chính phủ bắt đầu đi vào các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Trung Quốc một thị trường phôi thép lớn, hiện đang lên kế hoạch chống lạm phát và biến động bất ổn của Libya đang ngày càng phức tạp sẽ làm cho thị trường thép bị thu hẹp lại.

Do vậy, tiêu thụ tháng 3,4 sẽ giảm hơn so với tháng 1 và 2, điều này kéo giá thép giảm xuống.

Cùng với đó, trong tháng 1 và 2 vừa qua, lượng thép tiêu thụ trên thị trường đã tăng rất cao, mà hàng này lại đang dự trữ trong các doanh nghiệp và cửa hàng. Vì vậy, trong những tháng tới họ sẽ bán ra và bán cho người tiêu dùng thực sự, cho nên có thể lượng tiêu thụ sẽ chững lại và giá cũng chững lại.

Nguồn: VnMedia

ĐỌC THÊM