Bộ Tài chính Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ nền kinh tế. Trung Quốc sẽ quyết liệt với các biện pháp chống ô nhiễm.
Giá thanh cốt thép tại Trung Quốc ngày 1/11/2018 tăng, sau 3 phiên giảm liên tiếp, khi Trung Quốc tuyên bố sẽ ủng hộ nền kinh tế đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng.
Bộ Chính trị nước này cho biết, sẽ tiến hành các biện pháp kịp thời để hỗ trợ nền kinh tế và ổn định việc làm, tài chính, đầu tư nước ngoài, tái khẳng định chính sách tài chính chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng.
Nhà phân tích Mandarin thuộc CITIC Futures cho biết: “Những lời hứa của Bộ Chính trị sẽ hỗ trợ thị trường trong dài hạn, song vẫn cần đánh giá việc thực hiện các chính sách thực tế”.
Bộ Môi trường Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ nghiêm khắc trong việc nỗ lực chống lại ô nhiễm không khí độc hại, ngay cả khi nền kinh tế chậm lại, mặc dù nước này cũng thừa nhận rằng, cuộc chiến ngày càng trở nên khó khăn .
Hà Bắc – tỉnh sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc – đã đưa ra cảnh báo khói cấp độ 2 ở khắp 10 thành phố lớn, buộc các nhà máy công nghiệp giảm 1/2 công suất sản xuất, thậm chí đóng cửa.
Các biện pháp khẩn cấp có hiệu lực từ ngày 31/10 đến ngày 5/11/2018, tuyên bố từ chính quyền tỉnh cho biết.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn giao sau tại Thượng Hải tăng 0,1% lên 4.139 CNY (594,23 USD)/tấn. Giá thanh cốt thép tăng cao bởi lợi nhuận của các nhà máy thép tăng. Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc cho biết, lợi nhuận trong lĩnh vực thép 9 tháng đầu năm 2018 tăng 86%, trong khi tỉ lệ nợ trên tài sản của các công ty thành viên lên tới 66,1% vào cuối tháng 9/2018, giảm 3,91% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận trung bình tại các nhà máy thép cao hơn 1.000 CNY/tấn, Huatai Futures cho biết.
Giá quặng sắt kỳ hạn giao sau trên sàn Đại Liên giảm 0,2% xuống 532 CNY/tấn, song tính chung trong tháng 10/2018 giá quặng sắt tăng 8,1%, tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2017.
Giá than luyện cốc kỳ hạn giao sau trên sàn Đại Liên tăng 1,7% lên 1.409,5 CNY/tấn, trong khi giá than cốc tăng 0,7% lên 2.400 CNY/tấn.
1 USD = 6,9653 CNY
Nguồn tin: Vinanet