Sau khi mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam được Bộ Công Thương ban hành chính thức có hiệu lực (từ ngày 22/3/2016) với mức áp thuế lần lượt là 23,3% và 14,2% (trước đó mức thuế nhập khẩu hai mặt hàng này là 10% và 0 – 5%), giá thép liên tục tăng mạnh.
Giá thép đảo chiều
Cụ thể, trong hai ngày 20 và 21/3 giá thép bán lẻ đã “đảo chiều” tăng trung bình 500.000 – 700.000 đồng/tấn so với vài ngày trước đó. Và ngay trong ngày 22/3, ngày đầu tiên áp thuế tự vệ tạm thời do Bộ Công Thương ban hành, giá thép bán lẻ trên thị trường tiếp tục tăng thêm 200.000-300.000 đồng/tấn so với hôm trước. Nếu so với hơn hai tuần trước thì đến nay giá mỗi tấn thép đã tăng khoảng 20%, tương ứng với mức tăng từ 800.000 đến 2 triệu đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, xu hướng này vẫn đang duy trì và chưa có chiều hướng giảm nhiệt.
Giá thép sẽ còn tiếp tục biến tướng?
Theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), dự báo giá thép sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày tới, tuy nhiên quan điểm mà VSA đưa ra việc giá thép tăng lên trong những ngày qua không chỉ liên quan đến việc áp thuế tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu mà còn chịu sự tác động bởi sức cầu trên thị trường tăng. Do đây là giai đoạn bắt đầu bước vào mùa xây dựng cao điểm nên chuyện giá tăng cũng có thể hiểu được (thời điểm cuối tháng 2, 3/2016 sức cầu trên thị trường đã tăng trên 50% so với cùng kỳ).
Khi được hỏi về vấn đề “có hay không hiện tượng đầu cơ găm hàng, thổi giá?”, đại diện của VSA không khẳng định đối với câu trả lời này, song cũng cho rằng trước thông tin phôi thép nhập khẩu tăng, trong khi đây là nguyên liệu đầu vào chiếm đến 85% ngành công nghiệp sản xuất thép trong nước thì có lẽ các nhà phân phối, đại lý găm hàng, đẩy giá cũng khó tránh khỏi.
Trước đó, tình trạng phôi thép ngoại nhập ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam dẫn đến nguy cơ đe dọa sản xuất trong nước, nhiều ông lớn trong ngành thép như Tổng Công ty thép Việt Nam, Thép Hòa Phát, Thái Nguyên, Việt Ý... đã đồng loạt kêu cứu lên Chính phủ và Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá để bảo vệ nền sản xuất trong nước và điều này đã thực thi vào thực tế. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành liệu đây có phải là vấn đề “lợi bất cập hại” vẫn cần phải xem xét kỹ càng nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế hiện nay.
Thiệt hại ai chịu?
Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Thép Việt cho biết, công ty vừa có đợt điều chỉnh giá giao tại nhà máy tăng 750.000 đồng/tấn do lượng khách hàng, các đại lý đăng ký mua hàng quá nhiều, vượt qua cả kế hoạch sản xuất của nhà máy. Xét về mặt nào đó thì quyết định áp thuế tự vệ của Bộ Công Thương đã đem lại lợi ích nhất định trước mắt cho các DN sản xuất thép khi đẩy được mức giá tăng lên.
Thực tế, chỉ trong thời gian ngắn đã giải quyết đáng kể lượng hàng tồn kho, thu lợi nhuận về cho không ít DN trong cuộc đảo chiều này, nhưng vấn đề quan trọng ai sẽ là người chịu thiệt trong cuộc chạy đua này nếu không ai khác chính là người tiêu dùng cuối cùng.
“Trước mắt, giá tăng DN hưởng lợi, nhưng nếu mức tăng cao quá, các DN bất động sản, xây dựng, người tiêu dùng dự án sẽ lại phải xem xét, tạm ngưng kế hoạch của mình. Đó là chưa nói đến xu thế xóa bỏ dần hàng rào thuế quan giữa các quốc gia trong quá trình hội nhập. Như vậy về lâu dài quyết định tăng thuế này chưa chắc đã phù hợp vào thời điểm hiện tại và đem lại lợi ích chung cho cả thị trường và với người tiêu dùng” – ông Thái nói.
Nhiều chủ thầu xây dựng lớn tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đang “méo mặt” vì sắt thép tăng giá đột biến khiến DN không kịp trở tay. Với những hợp đồng đã ký kết, chốt giá thì việc thay đổi là rất khó khăn và phần thiệt thòi sẽ nghiêng về phía ai không cẩn trọng đưa các yếu tố tăng giá vào điều khoản cam kết, điều chỉnh của hợp đồng. Và đôi khi thiệt hại sẽ lên đến hàng chục tỷ đồng bởi sắt thép là một trong những yếu tố cấu thành không nhỏ trong giá thành đầu vào.
Theo phân tích của một chuyên gia trong ngành, việc áp thuế bán phá giá nếu phù hợp, kịp thời sẽ góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước khi còn non yếu, nhưng tất cả các quyết định đưa ra cần phải được tính toán cẩn trọng và dựa trên tìm hiểu, điều tra kỹ càng từ thực tế thông qua các yếu tố như các DN sản xuất kinh doanh vẫn có lãi, duy trì hoạt động sản xuất bình thường, không buộc phải sa thải công nhân, thậm chí không có DN nào phải đóng cửa... để đánh giá xem phán quyết đưa ra có phát huy được hiệu quả hay lại phản tác dụng trong thực tế? Và điều quan trọng nhất là chính sách đó khi đi vào đời sống có đem lại lợi ích cho thị trường, nền kinh tế và đại đa số người dân hay không?
Cụ thể, trong hai ngày 20 và 21/3 giá thép bán lẻ đã “đảo chiều” tăng trung bình 500.000 – 700.000 đồng/tấn so với vài ngày trước đó. Và ngay trong ngày 22/3, ngày đầu tiên áp thuế tự vệ tạm thời do Bộ Công Thương ban hành, giá thép bán lẻ trên thị trường tiếp tục tăng thêm 200.000-300.000 đồng/tấn so với hôm trước. Nếu so với hơn hai tuần trước thì đến nay giá mỗi tấn thép đã tăng khoảng 20%, tương ứng với mức tăng từ 800.000 đến 2 triệu đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, xu hướng này vẫn đang duy trì và chưa có chiều hướng giảm nhiệt.
Giá thép sẽ còn tiếp tục biến tướng?
Theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), dự báo giá thép sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày tới, tuy nhiên quan điểm mà VSA đưa ra việc giá thép tăng lên trong những ngày qua không chỉ liên quan đến việc áp thuế tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu mà còn chịu sự tác động bởi sức cầu trên thị trường tăng. Do đây là giai đoạn bắt đầu bước vào mùa xây dựng cao điểm nên chuyện giá tăng cũng có thể hiểu được (thời điểm cuối tháng 2, 3/2016 sức cầu trên thị trường đã tăng trên 50% so với cùng kỳ).
Khi được hỏi về vấn đề “có hay không hiện tượng đầu cơ găm hàng, thổi giá?”, đại diện của VSA không khẳng định đối với câu trả lời này, song cũng cho rằng trước thông tin phôi thép nhập khẩu tăng, trong khi đây là nguyên liệu đầu vào chiếm đến 85% ngành công nghiệp sản xuất thép trong nước thì có lẽ các nhà phân phối, đại lý găm hàng, đẩy giá cũng khó tránh khỏi.
Trước đó, tình trạng phôi thép ngoại nhập ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam dẫn đến nguy cơ đe dọa sản xuất trong nước, nhiều ông lớn trong ngành thép như Tổng Công ty thép Việt Nam, Thép Hòa Phát, Thái Nguyên, Việt Ý... đã đồng loạt kêu cứu lên Chính phủ và Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá để bảo vệ nền sản xuất trong nước và điều này đã thực thi vào thực tế. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành liệu đây có phải là vấn đề “lợi bất cập hại” vẫn cần phải xem xét kỹ càng nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế hiện nay.
Thiệt hại ai chịu?
Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Thép Việt cho biết, công ty vừa có đợt điều chỉnh giá giao tại nhà máy tăng 750.000 đồng/tấn do lượng khách hàng, các đại lý đăng ký mua hàng quá nhiều, vượt qua cả kế hoạch sản xuất của nhà máy. Xét về mặt nào đó thì quyết định áp thuế tự vệ của Bộ Công Thương đã đem lại lợi ích nhất định trước mắt cho các DN sản xuất thép khi đẩy được mức giá tăng lên.
Thực tế, chỉ trong thời gian ngắn đã giải quyết đáng kể lượng hàng tồn kho, thu lợi nhuận về cho không ít DN trong cuộc đảo chiều này, nhưng vấn đề quan trọng ai sẽ là người chịu thiệt trong cuộc chạy đua này nếu không ai khác chính là người tiêu dùng cuối cùng.
“Trước mắt, giá tăng DN hưởng lợi, nhưng nếu mức tăng cao quá, các DN bất động sản, xây dựng, người tiêu dùng dự án sẽ lại phải xem xét, tạm ngưng kế hoạch của mình. Đó là chưa nói đến xu thế xóa bỏ dần hàng rào thuế quan giữa các quốc gia trong quá trình hội nhập. Như vậy về lâu dài quyết định tăng thuế này chưa chắc đã phù hợp vào thời điểm hiện tại và đem lại lợi ích chung cho cả thị trường và với người tiêu dùng” – ông Thái nói.
Nhiều chủ thầu xây dựng lớn tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đang “méo mặt” vì sắt thép tăng giá đột biến khiến DN không kịp trở tay. Với những hợp đồng đã ký kết, chốt giá thì việc thay đổi là rất khó khăn và phần thiệt thòi sẽ nghiêng về phía ai không cẩn trọng đưa các yếu tố tăng giá vào điều khoản cam kết, điều chỉnh của hợp đồng. Và đôi khi thiệt hại sẽ lên đến hàng chục tỷ đồng bởi sắt thép là một trong những yếu tố cấu thành không nhỏ trong giá thành đầu vào.
Theo phân tích của một chuyên gia trong ngành, việc áp thuế bán phá giá nếu phù hợp, kịp thời sẽ góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước khi còn non yếu, nhưng tất cả các quyết định đưa ra cần phải được tính toán cẩn trọng và dựa trên tìm hiểu, điều tra kỹ càng từ thực tế thông qua các yếu tố như các DN sản xuất kinh doanh vẫn có lãi, duy trì hoạt động sản xuất bình thường, không buộc phải sa thải công nhân, thậm chí không có DN nào phải đóng cửa... để đánh giá xem phán quyết đưa ra có phát huy được hiệu quả hay lại phản tác dụng trong thực tế? Và điều quan trọng nhất là chính sách đó khi đi vào đời sống có đem lại lợi ích cho thị trường, nền kinh tế và đại đa số người dân hay không?
Nguồn tin: Vinanet