Tờ Thời báo Tài chính (Anh) cho biết, trong vòng hai tháng qua, giá thép vật liệu tăng hơn 1/3 đang thổi bùng sức ép lạm phát trên toàn cầu, trong bối cảnh lương thực và năng lượng cũng đều tăng giá.
Theo Công ty tư vấn CRU, trận lụt lịch sử ở bang Queensland, Australia đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động cung ứng than đá, một nguyên liệu chủ yếu trong ngành luyện thép, khiến các nhà sản xuất mặt hàng này đua nhau tích trữ hàng. Việc này đã đẩy giá thép cuộn tiêu chuẩn ở Mỹ tăng thêm 37% kể từ đầu tháng 11 năm ngoái lên 783 USD/tấn, mức cao nhất trong hai năm qua.
Giá than cốc giao ngay hiện đang được giao dịch ở mức 350 USD/tấn, tăng 55% so với giá than giao sau ba tháng được giao dịch ở mức 225 USD/tấn cách đây vài tuần.
Quặng sắt, một nguyên liệu chủ chốt khác trong sản xuất thép, cũng đang tăng nhanh lên các mức cao kỷ lục, trong đó quặng tiêu chuẩn xuất sang Trung Quốc tăng 20% kể từ tháng 11/2010 lên 178,30 USD/tấn.
Hiện các nhà máy cán thép của châu Á và một phần của châu Âu phải phụ thuộc vào bang Queensland, Australia - nơi chiếm hơn 50% nguồn cung than cốc cho thị trường thế giới.
Tổ chức Lương-Nông Liên hợp quốc cho biết, giá thép tăng cao sẽ đổ thêm dầu vào “đám cháy” lạm phát đang bùng lên khi giá dầu thô đã ngấp nghé 100 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ năm 2008 và giá lương thực tăng lên mức kỷ lục.
Mặc dù giá thép tăng không tác động lớn đến người tiêu dùng như giá năng lượng hoặc thực phẩm, nhưng thị trường thép thế giới trị giá 500 tỷ USD/năm đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, bởi đây là vật liệu thô quan trọng nhất đối với sản xuất của rất nhiều mặt hàng tiêu dùng.
Giới phân tích và các giám đốc doanh nghiệp cũng nhận định giá thép còn tiếp tục tăng do chi phí sản xuất những mặt hàng nguyên liệu thô đang gia tăng, do các nhà sản xuất thép cắt giảm sản lượng và có thể tăng lên các mức kỷ lục nếu các trận mưa tại Australia tiếp tục cản trở hoạt động cung ứng than cốc.
Trong khi đó, Cục Khí tượng Australia cũng cảnh báo thời tiết mưa nhiều bất thường ở miền Bắc nước này có thể sẽ kéo dài cho đến tháng Tư tới./.
(TTXVN/Vietnam+) Tờ Thời báo Tài chính (Anh) cho biết, trong vòng hai tháng qua, giá thép vật liệu tăng hơn 1/3 đang thổi bùng sức ép lạm phát trên toàn cầu, trong bối cảnh lương thực và năng lượng cũng đều tăng giá.
Theo Công ty tư vấn CRU, trận lụt lịch sử ở bang Queensland, Australia đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động cung ứng than đá, một nguyên liệu chủ yếu trong ngành luyện thép, khiến các nhà sản xuất mặt hàng này đua nhau tích trữ hàng. Việc này đã đẩy giá thép cuộn tiêu chuẩn ở Mỹ tăng thêm 37% kể từ đầu tháng 11 năm ngoái lên 783 USD/tấn, mức cao nhất trong hai năm qua.
Giá than cốc giao ngay hiện đang được giao dịch ở mức 350 USD/tấn, tăng 55% so với giá than giao sau ba tháng được giao dịch ở mức 225 USD/tấn cách đây vài tuần.
Quặng sắt, một nguyên liệu chủ chốt khác trong sản xuất thép, cũng đang tăng nhanh lên các mức cao kỷ lục, trong đó quặng tiêu chuẩn xuất sang Trung Quốc tăng 20% kể từ tháng 11/2010 lên 178,30 USD/tấn.
Hiện các nhà máy cán thép của châu Á và một phần của châu Âu phải phụ thuộc vào bang Queensland, Australia - nơi chiếm hơn 50% nguồn cung than cốc cho thị trường thế giới.
Tổ chức Lương-Nông Liên hợp quốc cho biết, giá thép tăng cao sẽ đổ thêm dầu vào “đám cháy” lạm phát đang bùng lên khi giá dầu thô đã ngấp nghé 100 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ năm 2008 và giá lương thực tăng lên mức kỷ lục.
Mặc dù giá thép tăng không tác động lớn đến người tiêu dùng như giá năng lượng hoặc thực phẩm, nhưng thị trường thép thế giới trị giá 500 tỷ USD/năm đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, bởi đây là vật liệu thô quan trọng nhất đối với sản xuất của rất nhiều mặt hàng tiêu dùng.
Giới phân tích và các giám đốc doanh nghiệp cũng nhận định giá thép còn tiếp tục tăng do chi phí sản xuất những mặt hàng nguyên liệu thô đang gia tăng, do các nhà sản xuất thép cắt giảm sản lượng và có thể tăng lên các mức kỷ lục nếu các trận mưa tại Australia tiếp tục cản trở hoạt động cung ứng than cốc.
Trong khi đó, Cục Khí tượng Australia cũng cảnh báo thời tiết mưa nhiều bất thường ở miền Bắc nước này có thể sẽ kéo dài cho đến tháng Tư tới.
Nguồn: (TTXVN/Vietnam+)