Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép trong nước điều chỉnh giá bán cuối tuần, nhiều đại lý vẫn ế ẩm

Giá thép trong nước vào chiều qua (3/12) đã tiến hành điều chỉnh giảm giá bán.

Giá thép tiếp tục điều chỉnh

Với tình hình giá thép đã tiếp tục có sự điều chỉnh, nhiều đại lý kinh doanh mặt hàng thép trên địa bàn TP Hà Nội cho biết, mặc dù đang mùa xây dựng cuối năm nhưng tình trạng ế ẩm vẫn đang kéo dài, sức mua thấp do không có công trình và các loại vật liệu xây dựng (VLXD) khác giá vẫn đang cao.

Tại miền Bắc, thép Việt Ý đã tiến hành điều chỉnh giá bán, với thép cuộn CB240 giảm 70 đồng, từ mức 14.510 đồng/kg xuống còn 14.440 đồng/kg; trong khi đó, thép D10 CB300 tăng nhẹ 30 đồng, lên mức 14.750 đồng/kg.

Tương tự, thép Việt Đức, với 2 dòng sản phẩm của hãng sau nhiều ngày bình ổn đã có thay đổi. Với thép cuộn CB240 cũng quay đầu giảm 70 đồng, xuống còn 14.280 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 tăng nhẹ lên mức 14.690 đồng/kg.

Với thép VAS, dòng thép cuộn CB240 tiếp tục bình ổn; tuy nhiên, dòng thép thanh vằn D10 CB300 tăng mạnh, từ mức 14.410 đồng/kg lên 14.620 đồng/kg - tăng 210 đồng.

Trong khi đó, với thương hiệu thép Kyoei, thép cuộn CB240 đã điều chỉnh giảm 60 đồng, xuống còn 14.270 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 50 đồng, lên mức 14.720 đồng/kg.

Hiện chỉ một số DN thép điều chỉnh giá bán, còn những ông lớn như Hòa Phát hay Việt Đức đều đang duy trì giá bán kể từ ngày 12/10 cho đến nay.

Theo ông Phạm Phan Anh, chủ một đại lý sắt thép ở Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), các dự án, bất động sản đều chững lại, khó triển khai làm cho nhu cầu thép cũng giảm xuống. Giá thép đã được điều chỉnh giảm nhiều lần nhưng chủ yếu do nhu cầu thấp nên hàng bán chậm, ít nhất sang năm sau tình hình mới có sự thay đổi.

Ở góc độ doanh nghiệp, đại diện Công ty CP sản xuất thương mại thép Gia Long cho biết, để cố gắng cải thiện kinh doanh cuối năm, công ty đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kích cầu, thu hút khách hàng.

"Chúng tôi triển khai cung cấp dịch vụ xây nhà trọn gói; bên cạnh đó mở rộng kinh doanh bằng tuyển thêm đại lý, nhà phân phối, công tác viên... với chiết khấu cao, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực lao động tuy nhiên tình hình không khả quan", vị đại diện này chia sẻ.

Nghành thép khó chồng khó

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) nhận định, tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành, đặc biệt ngành thép trong nước đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức có khả năng kéo dài đến quý II/2023.

Khó chồng khó khi trong bối cảnh sản xuất bị cắt giảm và giá bán nội địa tăng cao, các nhà xuất khẩu thép của Trung Quốc và Ấn Độ đồng loạt tăng giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, giá chào bán thép cuộn cán nóng HRC nhập khẩu cho thị trường Việt Nam đã tăng khoảng 20 USD/tấn so với tuần trước, đang dao động ở mức 560 USD/tấn.

Mức giá nhập khẩu HRC của Trung Quốc, Ấn Độ đang cao hơn rất nhiều so với giá bán của Hòa Phát hay Formosa. Cụ thể, giá chào bán nội địa của Formosa Hà Tĩnh đối với HRC không qua da SAE 1006 ở mức tương đương 550 USD/tấn tại ngày 17/11, và Hòa Phát đã công bố giá HRC sau đó ở mức thấp hơn 5 USD/tấn.

Trên thực tế, nhu cầu mặt hàng thép cuộn cán nóng tại Việt Nam đang ở mức thấp do ảnh hưởng bởi sự suy yếu của thị trường bất động sản cùng lãi suất tăng cao.

Các chuyên gia ngành VLXD nhận định, DN thép cần phải nhanh chóng nâng cao khả năng sản xuất thép bằng việc tự chủ nguồn nguyên liệu, thay thế hàng nhập khẩu để đảm bảo "trụ vững" trước những biến động của thế giới.

Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị

ĐỌC THÊM