Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép xây dựng hôm nay 16/3: Giá thép phục hồi tăng

 Giá thép ngày 16/3, phục hồi tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Quặng sắt giảm hơn 6% trong phiên đầu tuần sau khi Đường Sơn cam kết cắt giảm 50% lượng khí thải, hạn chế sản xuất.

Giá thép thế giới đi lên

Giá thép ngày 16/3, giá thép giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 16 nhân dân tệ lên mốc 4.739 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 16/3: Giá thép phục hồi tăng 2

Tồn kho quặng sắt ở các cảng Trung Quốc tăng 1,4 triệu tấn lên 130,9 triệu tấn tính tới ngày 12/3 so với một tuần trước, theo số liệu của SteelHome.

Sản lượng thép thô của Trung Quốc tăng 12,9% trong hai tháng đầu năm, do các nhà máy tăng sản xuất với dự đoán nhu cầu tăng từ lĩnh vực xây dựng và sản xuất.

Căn cứ vào đánh giá mới nhất của S&P Global Platts, giá thép cuộn cán nóng (HRC) của Trung Tây Mỹ và giá HRC nội địa Trung Quốc đã đạt mức chênh lệch cao nhất theo ghi nhận từ năm 2008 đến nay.

Sự thiếu hụt nguyên liệu giao ngay tại Mỹ đã khiến giá HRC tăng 32,50 USD/st (1st = 6,4kg) lên mức 1.299 USD/st trong ngày 12/3, tăng gần 200% kể từ tháng 8 năm ngoái.

Tại Thượng Hải, giá HRC Q235 5,5mm giao ngay trong ngày 12/3 đạt 4.950 nhân dân tệ/tấn (tương đương 761 USD/tấn). Kế hoạch cắt giảm sản lượng ở phía Đông Bắc của thành phố Đường Sơn đang hỗ trợ giá HRC, trong khi tâm lý chung vẫn rất tích cực.

Tại Mỹ, giá thép được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao do những người thu mua tiềm năng đang chờ đến tháng 6 để bổ sung nguồn cung thép cuộn. Với mức giá cao ngất ngưởng, thị trường Mỹ đang tỏ ra hấp dẫn đối với những nhà xuất khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Dữ liệu nhập khẩu thép của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, trong tháng 2, Hàn Quốc đã xuất khẩu 196.000 tấn thép sang Mỹ, tăng 64% so với tháng 1. Tương tự, xuất khẩu của Nhật Bản tăng đến 85% so với tháng trước lên mức 82.793 tấn.

Tổng sản lượng HRC nhập khẩu vào Mỹ tăng 15% so với tháng 1, đạt 138.460 tấn trong tháng 2.

Nhật Bản và Hàn Quốc đang tăng cường xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu nhưng lại không chú trọng các thị trường ở châu Á. Các nhà máy và thương nhân Trung Quốc cũng đang dè chừng trong việc xuất khẩu do giá nội địa đang ở ngưỡng cao.

Biên lợi nhuận của các nhà máy thép Trung Quốc đã tăng lên đáng kể sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trong tháng 2, phần lớn là do giá thép thành phẩm khá tốt, đặc biệt là đối với HRC.

Như thường lệ, giá thép cây đang có nhiều biến động hơn nhưng có khả năng được hỗ trợ nhiều hơn khi thời tiết ấm dần, cho phép hoạt động xây dựng trở lại, S&P Global Platts đưa tin.

Giá thép thành phẩm ở vùng đỉnh 5 năm

Theo báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), giá bán thép thành phẩm trong nước tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch ở mức bình quân khoảng 14.500-15.100 đồng/kg tùy chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể, tăng 20% so với giá đầu tháng 12/2020 và là vùng giá cao nhất trong 5 năm qua.

Nguyên nhân được VSA lý giải là do giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu đẩy giá thép thành phẩm tăng cao. Cụ thể, giá quặng sắt tính đến đầu tháng 3 ghi nhận mức trên 170 USD/tấn, tăng 55% so với cuối năm 2020 và gấp đôi cùng kỳ năm trước; giá thép cuộn cán nóng (HRC) ghi nhận 660 USD/tấn, giảm 6% so với cuối năm và tăng 44% so cùng kỳ năm trước.

Theo VSA, việc thiếu hụt nguồn cung thép và thời gian giao hàng kéo dài ở châu Âu, Mỹ cũng là lý do khiến giá thép tăng mạnh. Nhu cầu thép tại Trung Quốc tăng cao sau dịch bệnh trước đà phục hồi kinh tế và các biện pháp kích thích kinh tế như đầu tư cơ sở hạ tầng. Năm 2020, đất nước này đã nhập 38,56 triệu tấn thép, tăng 150% so với năm trước. Viện Nghiên cứu và Quy hoạch Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc dự báo khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau dịch Covid-19, nhu cầu thép quốc tế tăng gần 5%, tương ứng 1,83 tỷ tấn vào năm 2021; riêng Trung Quốc là 991 triệu tấn, tăng 1%.

Với Việt Nam, các chuyên gia dự báo nhu cầu thép năm 2021 sẽ tăng từ 3% đến 5% so với năm 2020. Động lực đến từ các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai như cao tốc bắc - nam, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành; thị trường bất động sản, nhà ở được dự báo sẽ "nóng" trở lại trong năm nay; một số hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP,... được thực thi kỳ vọng có thêm thị trường xuất khẩu mới.

Bảng giá thép ngày 16/3/2021: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Giá thép xây dựng hôm nay 16/3: Giá thép phục hồi tăng 3

Nguồn tin: VOH

ĐỌC THÊM