Giá thép ngày 18/1 giảm xuống mức 4.576 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá thép xây dựng trong nước bật tăng 100 - 610 đồng/kg.
Các thương hiệu thép lớn trong nước đồng loạt tăng giá thép xây dựng. Cụ thể, giá thép cuộn CB240 tăng 100 – 610 đồng/kg, dao động 16.540 - 17.050 đồng/kg; giá thép thanh D10 CB300 tăng 100 – 410 đồng/kg, dao động 16.410 - 17.000 đồng/kg.
Giá thép xây dựng ngày 18/1 vẫn duy trì ở mức cao sau khi các thương hiệu thép lớn trong nước đồng loạt điều chỉnh giá thép vào hôm qua, theo số liệu của Steel Online.
Song, so với ngày 31/12/2021, giá thép cuộn CB240 tăng 100 – 610 đồng/kg, dao động 16.540 - 17.050 đồng/kg; giá thép thanh D10 CB300 tăng 100 – 410 đồng/kg, khoảng 16.410 - 17.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, thương hiệu thép Tung Ho có mức tăng cao nhất, dòng thép cuộn CB240 tăng 610 đồng/kg, lên mức 16.750 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, hiện có giá 16.700 đồng/kg.
Mức tăng thấp nhất thuộc về thương hiệu thép Kyoei, cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đều tăng 100 đồng/kg, lên mức 16.700 đồng/kg. Còn lại các thương hiệu khác cũng có mức tăng đáng kể.
Cụ thể, thương hiệu Hòa Phát tại miền Bắc và miền Nam, giá thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.720 đồng/kg, tăng 310 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.610 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với ngày 31/12/2021.
Còn tại miền Trung, giá thép của Hòa Phát tăng mạnh hơn. Hiện, sản phẩm thép cuộn CB240 ở mức 16.770 đồng/kg, tăng 310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.720 đồng/kg, tăng 360 đồng/kg.
Tương tự, thép Việt Mỹ tại miền Bắc điều chỉnh tăng 200 đồng/kg sản phẩm thép cuộn CB240, lên mức 16.610 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 250 đồng/kg, lên mức 16.510 đồng/kg.
Tại miền Trung, với sản phẩm thép cuộn CB240 tăng 350 đồng/kg, lên mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 300 đồng, có giá 16.410 đồng/kg.
Còn tại miền Nam, với dòng thép cuộn CB240 tăng thêm 450 đồng/kg, ở mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 250 đồng/kg, lên mức giá 16.460 đồng/kg.
Theo CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tiêu thụ thép xây dựng nội địa có thể tăng trưởng nhanh trong năm 2022 nhờ lực đẩy của gói đầu tư công và nền kinh tế được tái mở cửa.
Cụ thể, đầu tư công vào các dự án cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nhu cầu thép trong nước, đặc biệt là thép xây dựng.
Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua, tổng vốn kế hoạch đầu tư công đạt 2,8 triệu tỷ đồng, tăng 43,5% so với kế hoạch giai đoạn 2016-2020.
Các dự án giao thông chiếm tỷ trọng lớn nhất khi tổng chi cho các dự án giao thông đạt hơn 570 ngàn tỷ đồng (24,8 tỷ USD), tương đương 42,3% ngân sách trung ương. Do đó, các nhà sản xuất thép xây dựng có thể được hưởng lợi từ xu hướng này.
Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng dân dụng có khả năng phục hồi vào năm 2022, thúc đẩy nhu cầu thép.
Với tỷ lệ tiêm chủng cao hơn, VDSC cho rằng các hoạt động xây dựng sẽ thuận lợi hơn, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong nước năm 2022 dự kiến tăng 8,5% so với năm 2021.
Giá thép thế giới tiếp tục giảm
Giá thép thế giới ngày 18/1 giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 11 nhân dân tệ xuống mức 4.576 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h20 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).
Dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 17/1 cho thấy, sản lượng thép thô của Trung Quốc giảm 3% so với cùng kỳ năm 2020 xuống 1,033 tỷ tấn vào năm 2021 - lần giảm hàng năm đầu tiên kể từ năm 2016, theo S&P Global Platts.
Đồng thời, NBS cũng cho biết, sản lượng gang năm 2021 của Trung Quốc cũng giảm 4,3% so với năm 2020 xuống còn 868,57 triệu tấn. Đây cũng là lần giảm đầu tiên trong 6 năm.
Vào tháng 9/2021, các tính toán của S&P Global Platts dựa trên dữ liệu từ các nhà máy, thương nhân khác nhau và NBS đã chỉ ra xu hướng giá trong các tháng kế tiếp
So với tháng 12/2020, cả sản lượng thép thô và gang của Trung Quốc đều giảm trong tháng 12/2021. Cụ thể, sản lượng thép thô giảm 6,8% ở mức 86,19 triệu tấn và gang giảm 5,4% ở mức 72,1 triệu tấn.
Song, sản lượng cả hai mặt hàng đều có xu hướng tăng mạnh trở lại từ tháng 11/2021, với mức tăng hàng tháng tương ứng là 20,3 % và 13%.
Các nguồn tin thị trường cho biết, sản lượng gang và thép thô phục hồi hàng tháng là phù hợp với kỳ vọng của thị trường, khi các nhà máy thép Trung Quốc bắt đầu tăng cường sản xuất thép sau khi hoàn thành các yêu cầu cắt giảm sản lượng cho năm 2021 vào cuối tháng 11/2021.
Dự kiến, tăng trưởng sản lượng gang và thép thô của Trung Quốc sẽ tiếp tục trong tháng 1/2022, mặc dù các nhà sản xuất thép bằng lò điện hồ quang đang dần sản xuất chậm lại trước Tết Nguyên đán, và điều này có thể hạn chế mức tăng trưởng.
Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore giảm, do nguồn cung quặng sắt trong ngắn hạn được cải thiện và dấu hiệu nền kinh tế tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – suy yếu.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Đại Liên giảm 2,4% xuống 705 CNY (111,12 USD)/tấn, gần với mức 700 CNY/tấn – thấp nhất kể từ ngày 10/1/2022.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn Singapore giảm 1,7% xuống 124,55 USD/tấn.
Nguồn tin: VOH