Ngày 18/12, thị trường thép trong nước không có biến động. Trong khi đó, trên sàn giao dịch Thượng Hải ở mức 3.930 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục bình ổn nhiều ngày liên tiếp, với thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.
Thép Việt Ý giữ nguyên giá bán từ ngày 8/12 tới nay, với thép cuộn CB240 ở mức 14.750 đồng/kg; trong khi đó, thép D10 CB300 có giá 15.050 đồng/kg.
Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.920 đồng/kg.
Thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 có giá 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.820 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với 2 dòng sản phẩm gồm thép cuộn CB240 ở mức 14.280 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.690 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.120 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.320 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.570 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.170 đồng/kg.
Thép VAS giữ nguyên giá bán, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.770 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải ở mức 3.930 Nhân dân tệ/tấn.
Ông chủ quặng sắt của Rio Tinto, Simon Trott, cho biết, nhu cầu thép của Trung Quốc đang tăng lên và gã khổng lồ khai thác mỏ này có triển vọng “mang tính xây dựng” đối với lĩnh vực này vào năm 2023 trong bối cảnh dự đoán chính phủ Trung Quốc sẽ hành động để kích thích nền kinh tế của nước này.
Gã khổng lồ khai thác cũng cho biết rằng họ đang tìm kiếm các cơ hội mua lại trong lĩnh vực lithium, khi nhu cầu về khoáng sản tăng cao do quá trình chuyển đổi sang xe điện.
Quặng sắt, được sử dụng trong sản xuất thép, là động lực lớn nhất mang lại lợi nhuận cho Rio và mang lại khoảng 133 tỷ USD doanh thu xuất khẩu của Australia trong năm tài chính vừa qua, nhưng giá quặng đã giảm trong năm nay do nhu cầu thép yếu từ Trung Quốc.
Bất chấp những lo ngại liên tục về nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, Simon Trott cho biết, nhu cầu thép đang tăng và gần bằng với mức của năm ngoái. Phát biểu sau cuộc họp báo với các nhà đầu tư ở Sydney, mặc dù nhu cầu thép của các nhà phát triển bất động sản đã giảm khoảng 30% trong năm qua, nhưng nhu cầu từ các dự án như bệnh viện và phát triển nhà ở xã hội đã tăng mạnh hơn nhiều.
Trott nói: “Rõ ràng đã có rất nhiều cuộc thảo luận xung quanh việc Trung Quốc sẽ trải qua một năm như thế nào, nhưng khi đến cuối năm, nhu cầu thép vẫn tương đương với năm ngoái. Một số biện pháp kích thích đó đã được thảo luận công khai khi chúng ta bước sang năm tới. Họ đang đưa ra một triển vọng khá mang tính xây dựng khi chúng ta bước sang năm 2023".
Giám đốc Điều hành White Funds Management, Angus Gluskie, cho biết, nhu cầu đối với quặng sắt sẽ tăng vào năm 2023, do nền kinh tế Trung Quốc được hưởng lợi từ việc kết thúc phong tỏa do Covid-19 và thương mại toàn cầu có khả năng phục hồi.
Gluskie cho biết: “Chúng tôi tin rằng chúng ta đang bước vào một thời kỳ mà tăng trưởng và nhu cầu về quặng sắt sẽ vẫn ổn định. Tôi nghĩ rằng lợi ích trung hạn của việc giảm bớt sự gián đoạn do Covid-19 và thương mại toàn cầu quay trở lại sẽ quan trọng hơn động lực dài hạn của nhu cầu thép đang trưởng thành của Trung Quốc".
Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị