Ngày 2/3, thép trong nước không có biến động về giá bán trong hơn nửa tháng vừa qua; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải có sự thay đổi, tăng lên mức 4.689 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hiện đang ở mức giá cao nhất kể từ ngày 1/2. Cụ thể, thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.020 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.120 đồng/kg.
Thép Việt Ý không có biến động về giá bán kể từ ngày 15/2, với thép cuộn CB240 hiện có giá 16.970 đồng/kg; còn dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 17.070 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức không có thay đổi về giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.000 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.310 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ tiếp tục bình ổn giá bán những ngày đầu tháng 3, thép cuộn CB240 ở mức 16.920 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.020 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.000 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.100 đồng/kg.
Thép Việt Sing, bao gồm dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.600 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát tại thị trường miền Trung hôm nay (2/3) duy trì giá bán ổn định, với thép cuộn CB240 ở mức 17.070 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.220 đồng/kg.
Thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 ở mức 17.100 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.410 đồng/kg – đều ở mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 2.
Thép Việt Mỹ không có thay đổi về giá bán, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.970 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.020 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.660 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá bán 17.810 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát tiếp tục bình ổn giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.020 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.120 đồng/kg.
Thương hiệu hép Pomina duy trì mức giá trong 16 ngày liên tiếp, với thép cuộn CB240 duy trì ở mức 17.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.760 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ giữ nguyên giá bán so với ngày 26/2, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức giá 16.870 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.970 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 chạm mức 17.050 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.200 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 85 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước, lên mức 4.689 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao sau tại Trung Quốc, nhà sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất lớn nhất thế giới, đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tuần vào thứ Tư do hy vọng rằng xung đột Nga - Ukraine sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với thép Trung Quốc ở nước ngoài.
Theo các nhà phân tích của Huatai Futures, Nga đang phải đối mặt với làn sóng trừng phạt kinh tế chưa từng có từ các đồng minh phương Tây. Cùng với đó, do nguồn cung bị gián đoạn sẽ buộc một số người mua lớn phải tìm kiếm các nguồn thay thế và "hiện tại chỉ có Trung Quốc mới có thể lấp đầy khoảng trống thị trường khổng lồ này".
Hợp đồng giao dịch tháng 5 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải SHHCcv1 tăng 2,5% lên 5.158 Nhân dân tệ (817,08 USD)/tấn, tăng ngày thứ ba liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2.
Thép thanh vằn xây dựng tại Thượng Hải SRBcv1 cũng tăng 2,5% lên mức 4.893 Nhân dân tệ/tấn, mức mạnh nhất kể từ ngày 14/2.
Các nhà phân tích cho biết, triển vọng nhu cầu thép tăng cũng hỗ trợ giá khi Quốc hội Trung Quốc bắt đầu cuộc họp thường niên vào thứ Bảy và có khả năng sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích để giảm bớt tốc độ tăng trưởng.
Giá thép cao hơn thúc đẩy sự quan tâm đến nguyên liệu sản xuất thép, với giá quặng sắt và than cốc của Trung Quốc tăng hơn 5% trong giao dịch buổi sáng.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên DCIOcv1 của Trung Quốc đã tăng 5,9% lên 764 nhân dân tệ/tấn, cao nhất kể từ ngày 15/2.
Trên sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 4 SZZFJ2 tăng 1,9% lên 150,90 USD/tấn.
Sự gián đoạn đối với xuất khẩu quặng sắt từ Nga và Ukraine đã khiến một số người mua châu Âu tìm kiếm hàng hóa từ các nước khác, có khả năng làm thắt chặt nguồn cung toàn cầu.
Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị