Ngày 24/11, thị trường thép trong nước không có thay đổi. Tuy nhiên, trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng lên mức 3.637 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý tiếp tục đi ngang, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg.
Lo ngại dư thừa công suất vẫn tồn tại đối với ngành thép Đông Nam Á. Ảnh: man-es
Thép Việt Đức với 2 dòng sản phẩm của hãng duy trì ổn định. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS duy trì mức giá bán thấp, với thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.
Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát tiếp tục bình ổn, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép VAS giữ nguyên giá bán, với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát không có biến động, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay tăng 31 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch hôm qua, lên mức 3.637 Nhân dân tệ/tấn.
Những người tham gia hội nghị của Viện Thép Đông Nam Á (Seasi) ở Malaysia cho biết, nhu cầu ở Đông Nam Á đang chịu áp lực từ kinh tế vĩ mô như lạm phát và lãi suất gia tăng cũng như nhu cầu thép yếu của Trung Quốc.
Ông Karel Eloot từ McKinsey & Company cho hay, hơn 46 triệu tấn đầu tư công suất thép đã được công bố lên kế hoạch cho khu vực Đông Nam Á trong thập kỷ tới, với khoảng 41 triệu tấn thông qua đầu tư từ các công ty Trung Quốc. Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippines sẽ chiếm phần lớn công suất mới vào năm 2030.
Eloot cho biết việc mở rộng công suất trong nước dự kiến giảm dần khoảng cách cung-cầu của khu vực và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu của khu vực dự kiến giảm xuống còn 25% trong tổng nguồn cung hiện có, từ mức 44% vào năm 2020.
Seasi dự kiến đạt khoảng 90,8 triệu tấn công suất thép trong khu vực trong những năm tới, mặc dù họ không đưa ra ước tính khi nào công suất này sẽ đi vào hoạt động.
Theo thông tin từ Seasi, Việt Nam sẽ chiếm 42,8 triệu tấn công suất mới trong khi 46,4 triệu tấn công suất đã được phê duyệt tại Malaysia. Tổ chức này cho biết các nhà máy thép khổng lồ của Trung Quốc đang được thành lập trong khu vực để bán lại thép cho Trung Quốc.
Nhập khẩu thép thành phẩm của Đông Nam Á đã giảm 4,3% trong năm xuống còn 21,9 triệu tấn trong thời gian từ tháng 1 - 6. Xuất khẩu tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 11,1 triệu tấn. Con số này so với xuất khẩu ở mức 23,7 triệu tấn vào năm 2021, tăng 41% trong năm. Nhập khẩu ở mức 45,4 triệu tấn vào năm ngoái, tăng 7,3% trong năm.
Seasi cho biết, nhu cầu thép của ASEAN-6 được dự đoán là 77,9 triệu tấn trong năm nay, tăng 3,6% so với năm ngoái, với Việt Nam dự kiến chiếm 29% nhu cầu. Sản xuất thép dựa trên lò cao có khả năng chiếm 57% sản lượng thép của khu vực vào năm 2026, so với tỷ lệ 30% vào năm 2020.
Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị