Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh 51 nhân dân tệ xuống 3.496 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h15 (giờ Việt Nam).
Giá thép xây dựng hôm nay (25/5)
Giá thép xây dựng hôm nay
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh 51 nhân dân tệ xuống 3.496 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h15 (giờ Việt Nam).
Chốt phiên thứ Sáu tuần trước (22/5), giá thép thanh xây dựng giảm 1,1% trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 1,2% và giá thép không gỉ giảm 2,2%, theo Reuters.
Giá quặng sắt giao sau của Trung Quốc tăng phiên thứ 8 liên tiếp và cũng đánh dấu mức tăng hàng tuần mạnh nhất trong hơn 8 tháng do nhu cầu nội địa mạnh mẽ và nguồn cung từ Brazil thắt chặt, đẩy giá giao ngay lên mức cao nhất trong 9 tháng.
Hợp đồng quặng sắt có khối lượng giao dịch nhiều nhất trên Sàn Đại Liên tăng 0,8% lên 716,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 100,53 USD/tấn) bất chấp tâm lí ảm đạm chung của thị trường kim loại.
Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% tăng phiên thứ 4 liên tiếp, đạt 98,7 USD/tấn vào thứ Năm (21/5), mức cao nhất kể từ ngày 6/8, thep dữ liệu của SteelHome.
Tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành thép toàn cầu đã được phản ánh qua dữ liệu sản lượng thép thô toàn cầu trong tháng 4.
Hiệp hội Thép thế giới cho biết sản lượng thép toàn cầu giảm 13% trong tháng 4 xuống 137,1 triệu tấn so với 156,7 triệu tấn trong cùng kì năm ngoái.
Việc thu thập dữ liệu trong đại dịch COVID-19 gặp nhiều khó khăn nên bản sửa đổi của tháng 4 sẽ được cập nhật vào tháng tới.
Trung Quốc là quốc gia chiếm ưu thế với sản lượng thép thô đạt 85 triệu tấn trong tháng 4, tăng chỉ 0,2% so với tháng 4/2019.
Sản lượng của Ấn Độ và Nhật Bản giảm lần lượt 65,2% và 23,5% xuống còn 3,1 triệu tấn và 6,6 triệu tấn.
Ước tính sản lượng tại EU giảm 22,9% xuống 10,729 triệu tấn trong khi sản xuất tại Mỹ giảm 32,5% xuống còn 5 triệu tấn.
Sản lượng tại Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ giảm lần lượt 39% và 26,3% xuống còn 1,8 triệu tấn và 2,2 triệu tấn.
Sự sụt giảm trong sản xuất toàn cầu và nhu cầu nguyên liệu thô đã không ảnh hưởng đến giá quặng sắt trong tháng 4 do nhu cầu vững chắc từ Trung Quốc.
Nguồn tin: vietnambiz.vn