Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép xây dựng hôm nay 28/12/2020: Tiếp tục xu hướng giảm

 Giá thép ngày 28/12 tiếp tục giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Tiêu thụ thép của Trung Quốc dự kiến sẽ ​​đạt 991 triệu tấn trong năm 2021, tăng nhẹ 1% so với năm 2020.

Giá thép thế giới giảm nhẹ

Giá thép ngày 28/12 giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 4 nhân dân tệ xuống mốc 4.270 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Viện Nghiên cứu và Quy hoạch Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc cho biết, tiêu thụ thép của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 991 triệu tấn trong năm tới, tăng 1% so với năm 2020.

Theo đó, mức tiêu thụ thép nêu trên sẽ được hỗ trợ bởi sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của cường quốc này sau đại dịch, MENAFn đưa tin.

Đồng thời, nhu cầu từ lĩnh vực xây dựng và máy móc sẽ tiếp tục tăng cao vào năm 2021. Cụ thể, hai lĩnh vực này dự kiến sẽ lần lượt lên mốc 580 triệu tấn và 160 triệu tấn.

Khi nền kinh tế toàn cầu dần khởi sắc sau giai đoạn khủng hoảng bởi đại dịch, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ ghi nhận mức 1,83 tỉ tấn vào năm 2021, tăng 4,9% so với năm 2020.

Theo World Steel, Trung Quốc đã cam kết đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2030 và giảm lượng phát thải ròng về 0 vào năm 2060. Các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và khối Liên minh châu Âu (EU) đều đang hướng tới mức phát thải ròng vào năm 2050.

Ngành thép toàn cầu nhận thấy rằng, giải pháp này không chỉ giúp giảm lượng khí thải của ngành công nghiệp này mà còn giúp toàn bộ nền kinh tế chuyển sang phương thức vận hành bền vững hơn.

Ngành thép tăng tốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày một rõ nét

Tại thị trường miền Nam, sản lượng tiêu thụ của Hoà Phát (HPG) đã tăng 77% nhờ sản lượng dồi dào với mức giá cạnh tranh từ Khu liên hợp Gang thép Dung Quất. Ngược lại, doanh số của Pomina và Vinakyoei đã giảm lần lượt 24% và 10% tại miền Nam, mặc dù Posco SS rời mảng thép thanh và để lại dư địa đáng kể dành cho các nhà sản xuất khác.

Nhu cầu sửa chữa nhà xưởng và thời tiết thuận lợi đã góp phần thúc đẩy sản lượng tiêu thụ ở cả 3 mảng thép chính. Kết quả, tiêu thụ thép đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 11 sau khi có sự sụt giảm trong tháng 10.

Bên cạnh đó, do giá thép tăng, các nhà bán lẻ có xu hướng tích lũy hàng hóa nhiều hơn trong ngắn hạn. Thực tế, giá thép cán nóng đã tăng từ 530 USD/tấn vào đầu tháng 11 lên 700 USD/tấn. Trong khi đó, giá thép xây dựng cũng đã được dự báo sẽ sớm tăng do giá nguyên vật liệu ngày càng cao.

Riêng mảng thép xây dựng, sản lượng bán hàng được hỗ trợ bởi thị trường nội địa khi doanh số nội địa trong tháng 11 tăng mạnh 61% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, hoạt động sản xuất thép của Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi dịch hơn nhiều nước khác và chính sách nhập khẩu thép tại nhiều thị trường có lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam, đặc biệt là thị trường châu Âu.

Bên cạnh thị trường miền Nam, thị trường xuất khẩu của HPG cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi sản lượng xuất khẩu tăng 112%. Trong năm 2021, VDSC cho rằng mức độ cạnh tranh sẽ tiếp tục gia tăng khi Pomina đã đưa vào vận hành nhà máy thép có công suất 1 triệu tấn trong nửa sau năm 2020.

Sang năm 2021, giới phân tích kỳ vọng nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng đến 5% từ mức cơ sở thấp trong năm 2020, với những tín hiệu mới từ kinh tế vĩ mô, dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc cùng các hiệp định thương mại tự do được ký kết.

Nguồn tin: VOH

ĐỌC THÊM