Ngày hôm nay (28/9), thép Việt Sing tăng giá bán; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải bật tăng trở lại, lên mức 5.574 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thép Việt Sing tăng giá bán, với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 tăng 100 đồng lên mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 110 đồng có giá 16.550 đồng/kg.
Với thép Hòa Phát, hiện dòng thép cuộn CB240 ổn định giá bán ở mức 16.310 đồng/kg; thép D10 CB300 hiện có giá 16.410 đồng/kg.
Tương tự, thép Việt Ý giữ nguyên giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.310 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ tiếp tục đi ngang, hiện dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với thép cuộn CB240 có giá 16.190 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 dao động ở mức 16.240 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.360 đồng/kg; tương tự, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.460 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, với dòng thép cuộn CB240 đang có giá 16.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát duy trì bình ổn, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.460 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ hiện 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.060 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 16.090 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.240 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 26 Nhân dân tệ lên mức 5.574 Nhân dân tệ/tấn. Giá than luyện kim tăng lên mức kỷ lục do căng thẳng thương mại và vấn đề biên giới đã đẩy chi phí của các nhà nhập khẩu Trung Quốc lên cao ngất ngưởng.
Than luyện cốc cũng tăng vọt mặc dù giá trị quặng sắt giảm do các nhà sản xuất thép Trung Quốc tuân thủ chỉ thị của chính phủ để tránh mua từ Australia. Cụ thể, giá đã tăng lên 104 USD/tấn trong tuần qua, tăng hơn gấp ba lần kể từ đầu năm 2020.
Theo nhà phân tích khai thác mỏ Peter Strachan, thông thường thị trường Trung Quốc nhận được rất nhiều sản lượng qua biên giới từ Mông Cổ, nhưng các hạn chế do dịch bệnh Covid-19 khiến họ không thể có đủ tài xế xe tải để vận chuyển. Do đó, chi phí vận chuyển đã tăng vọt, bởi Trung Quốc đang cố gắng thu mua và trả hơn 500 USD/tấn. Đây là mức cao mới so với mức giá được thiết lập ở kỷ lục cũ là 400 USD/tấn.
Do nguồn cung cấp than luyện kim trong nước kém, Trung Quốc đang chạy đua để tìm kiếm các lô hàng từ khắp châu Á, Bắc Mỹ và xa xôi như Columbia. Và do Trung Quốc săn lùng những nhà cung cấp mới, các quốc gia sản xuất thép lớn với lượng than luyện kim trong nước hạn chế như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU hiện đang chuyển hướng sang Australia.
Bà Jodie Currie - Giám đốc Câu lạc bộ khai thác lưu vực Bowen cho biết, việc mất thị trường Trung Quốc đã mở ra cánh cửa mới cho những người khai thác trong khu vực. “Tôi nghĩ điều đó đã giúp họ có cơ hội nhìn sang các thị trường khác, than của Queensland được săn đón trên toàn thế giới. Chắc chắn có những "làn sóng xung kích" được gửi đến trong ngành nhưng chúng tôi đã đa dạng hóa, xem xét các thị trường khác" - bà Jodie Currie nói.
Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị