Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 12 nhân dân tệ lên 4.191 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam)
Nguồn cung quặng sắt từ Australia tăng nhưng không đủ lấp đầy thiếu hụt
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 12 nhân dân tệ lên 4.191 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).
Mặc dù sản lượng quặng sắt xuất khẩu của Australia đã hồi phục hồi tháng 4 sau cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào tháng trước, các chuyến hàng vẫn không đủ để bù đắp khối lượng giảm từ Brazil.
Sản lượng quặng sắt xuất khẩu của Australia đạt khoảng 69,1 triệu tấn trong tháng 4, theo số liệu sơ bộ của Refinitiv. Ghi nhận con số này tăng 20% so với 57,5 triệu tấn trong tháng 3.
Các chuyến hàng nguyên liệu sản xuất thép của Brazil giảm mạnh xuống còn 24,9 triệu tấn trong tháng 2 so với 30,1 triệu tấn trong tháng 1. Xuất khẩu trong tháng 3 giảm xuống còn 23,5 triệu tấn và giảm 20% xuống chỉ còn 18,7 triệu tấn trong tháng 4, mức thấp nhất hàng tháng kể từ tháng 1/2015.
Trong 4 tháng đầu năm 2019, tổng khối lượng quặng sắt xuất khẩu của Brazil là 97,2 triệu tấn, giảm so với 111,9 triệu tấn cùng kì năm ngoái.
Đối với Australia, khối lượng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm đạt 259 triệu tấn, giảm từ 280 triệu so với cùng kì năm ngoái, chủ yếu là do mức giảm 13,3 triệu tấn trong tháng 3.
Tổng khối lượng giảm từ hai quốc gia sản xuất quặng sắt hàng đầu thế giới trong 4 tháng đầu năm 2019 là 35,7 triệu tấn, một tác động đáng kể đến nguồn cung toàn cầu.
Do đó, ít ai ngờ rằng giá quặng sắt giao ngay đã tăng mạnh và duy trì ở mức cao trong những tuần gần đây.
Theo đánh giá của Argus Media, giá quặng sắt hàm lượng 62% giao cho Trung Quốc ở mức 94,85 USD/tấn vào thứ Ba (30/4).
Sự phục hồi trong xuất khẩu của Australia vào tháng 4 cho thấy các chuyến hàng ít nhất sẽ trở lại mức trung bình hàng tháng gần đây. Câu hỏi lớn hơn là Brazil dường như ít có khả năng phục hồi lại sản xuất của mình.
Do Australia không chuẩn bị những dự phòng và rất khó để tìm được nguồn cung bù đắp sản lương bị thiếu hụt nên bắt buộc phải sử dụng hàng tồn kho tại các cảng Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc mua khoảng 2/3 quặng sắt xuất khẩu và sản xuất khoảng một nửa sản lượng thép thế giới. Chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất của Trung Quốc (PMI) đã giảm còn 50,1 trong tháng 4 từ mức 50,5 của tháng 3, đi ngược kì vọng của thị trường.
Nguồn tin: Vietnambiz