Trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép tăng nhẹ lên ngưỡng 3.604 nhân dân tệ/tấn trong bối cảnh các hoạt động sản xuất công nghiệp dần được phục hồi tại Trung Quốc.
Giá thép hôm nay
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 35 đồng nhân dân tệ lên 3.604 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).
Sau 3 phiên giảm liên tiếp, giá thép cây trên sàn đã tăng trở lại vào ngày thứ Năm (2/7). Hợp đồng thép không gỉ giao trong tháng 8 cũng tăng 1,8% lên mức 13.355 nhân dân tệ/tấn. Trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 0,2% xuống còn 3.563 nhân dân tệ/tấn.
Còn tại Sàn giao dịch Đại Liên, giá quặng sắt tương lai (giao tháng 9) chốt phiên ở mức 739 nhân dân tệ/tấn, thấp hơn 0,4% so với phiên trước đó.
Theo số liệu từ SteelHome, giá quặng sắt hàm lượng 62% giao ngay cho Trung Quốc duy trì ổn định ở mức 101,5 USD/tấn trong ngày 1/7.
Giá than luyện cốc trên sàn giao dịch này cũng tăng 1,5% lên mức 1.193 nhân dân tệ/tấn, trong khi than cốc giảm 0,2% xuống còn 1.873 nhân dân tệ/tấn.
Tại Trung Quốc, doanh số bán xe hơi trong tháng 6 đã đạt 2,28 triệu chiếc, tăng 11% so với cùng kì năm ngoái. Đây được cho là tín hiệu tích cực của ngành sản xuất thép khi nhu cầu tiêu thụ từ các hoạt động công nghiệp khác đang tăng lên.
Theo Reuters, Bộ Tài chính Trung Quốc đang lên kế hoạch bán thêm trái phiếu kho bạc đặc biệt để tài trợ cho các hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến y tế công cộng, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế sau tác động của dịch COVID-19.
Còn tại Bắc Mỹ, Hiệp định thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) đã chính thức có hiệu lực vào hôm thứ Tư (1/7).
Ông Kevin Dempsey, Giám đốc điều hành tại Hiệp hội sắt thép Mỹ cho biết, Canada và Mexico là 2 thị trường xuất khẩu quan trọng đối với ngành sản xuất thép tại nước này, chiếm gần 90% sản lượng hàng hóa xuất khẩu.
Với việc thông qua Hiệp định thương mại giữa 3 bên, chuỗi cung ứng sản xuất sẽ phát triển ổn định, đồng thời, giúp khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm từ thép.
Không chỉ vậy, sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực còn có tác dụng tăng cường khả năng cạnh tranh trong ngành sản xuất thép. Đặc biệt là trong bối cảnh sản lượng sắt thép toàn cầu đang dư thừa và nhu cầu tiêu thụ ngày càng sụt giảm.
Bên cạnh đó, USMCA cũng bao gồm các điều khoản nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác, minh bạch và chia sẻ thông tin giữa 3 Chính phủ, thông tin từ Platts.
Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn Shfe)
Theo Reuters, Bộ Tài chính Trung Quốc đang lên kế hoạch bán thêm trái phiếu kho bạc đặc biệt để tài trợ cho các hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến y tế công cộng, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế sau tác động của dịch COVID-19.
Còn tại Bắc Mỹ, Hiệp định thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) đã chính thức có hiệu lực vào hôm thứ Tư (1/7).
Ông Kevin Dempsey, Giám đốc điều hành tại Hiệp hội sắt thép Mỹ cho biết, Canada và Mexico là 2 thị trường xuất khẩu quan trọng đối với ngành sản xuất thép tại nước này, chiếm gần 90% sản lượng hàng hóa xuất khẩu.
Với việc thông qua Hiệp định thương mại giữa 3 bên, chuỗi cung ứng sản xuất sẽ phát triển ổn định, đồng thời, giúp khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm từ thép.
Không chỉ vậy, sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực còn có tác dụng tăng cường khả năng cạnh tranh trong ngành sản xuất thép. Đặc biệt là trong bối cảnh sản lượng sắt thép toàn cầu đang dư thừa và nhu cầu tiêu thụ ngày càng sụt giảm.
Bên cạnh đó, USMCA cũng bao gồm các điều khoản nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác, minh bạch và chia sẻ thông tin giữa 3 Chính phủ, thông tin từ Platts.
Nguồn tin: vietnambiz.vn