Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép xây dựng hôm nay 3/8: Thị trường trong nước tiếp tục ổn định

 Ngày hôm nay 3/8, giá thép trong nước tiếp tục ổn định. Trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh xuống mức 5.307 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc, hiện dòng thép cuộn CB240 dao động từ 16.090 - 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ổn định từ 16.290 - 16.680 đồng/kg.
Tập đoàn Hòa Phát ổn định giá, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.190 đồng/kg; thép D10 CB300 đang có giá 16.500 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.680 đồng/kg.
Tương tự, với thương hiệu thép Việt Ý, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.190 đồng/kg; thép D10 CB300 ổn định với mức giá 16.340 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 hiện duy trì ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thị trường miền Trung thị trường hôm nay không có biến động, hiện dòng thép cuộn CB240 có mức giá từ 16.190 - 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.040 - 17.150 đồng/kg.
Thương hiệu thép Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300, hiện có giá 16.500 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina không có biến động trong vòng 30 ngày qua, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá là 17.150 đồng/kg.
Tương tự, với thương hiệu thép Việt Mỹ, hiện  thép cuộn CB240 có giá 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam, hiện dòng thép cuộn CB240 ổn định trong khoảng từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu Hòa Phát tại thị trường miền Nam, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, hiện thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh 130 Nhân dân tệ xuống mức 5.307 Nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm phiên thứ 5 liên tiếp xuống 1.054 Nhân dân tệ/tấn.

Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel) cho biết, tổng sản lượng thép thô trong tháng 6/2021 của 64 quốc gia là 167,9 triệu tấn, tăng 11,6% so với tháng 6/2020. Trung Quốc vẫn dẫn đầu toàn cầu về sản lượng thép trong tháng 6 với 93,9 triệu tấn, ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng hàng năm là 1,5% so với mức 93,9 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Vào hôm thứ Hai (2/8), giá thép kỳ hạn của Trung Quốc giảm với hợp đồng thép thanh vằn và thép cuộn cán nóng đều giảm khoảng 6%.

 

Nguyên nhân của việc giảm giá này bắt nguồn từ việc chính quyền Bắc Kinh củng cố lập trường về công tác cắt giảm carbon, làm dấy lên lo ngại về việc điều chỉnh cắt giảm sản lượng trong sản xuất. Luyện thép là một trong các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất tại Trung Quốc, tạo ra khoảng 10 - 20% tổng lượng khí thải carbon ở đất nước tỷ dân. Bắc Kinh đã nhắm đến ngành này như một phần trong nỗ lực giảm khí thải nhà kính và trung hòa carbon vào năm 2060.
Các nhà phân tích cho biết, sản lượng thép của Trung Quốc có thể sẽ giảm trong nửa cuối năm nay, nhưng tham vọng đưa sản lượng xuống dưới mức của năm 2020 là một thách thức lớn.

Tại Ấn Độ, sản lượng thép thô trong tháng 6/2021 đạt 9,4 triệu tấn, tăng 21,4% so với con số 6,9 triệu tấn thép trong cùng tháng năm ngoái. Sản lượng của Nga trong tháng 6/2021 là 6,4 triệu tấn, Hàn Quốc với 6 triệu tấn, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ với 3,4 triệu tấn, Brazil với 3,1 triệu tấn và Iran với 2,5 triệu tấn

 

Tổng hợp từ các số liệu cho thấy, lượng tồn kho toàn ngành thép không gỉ của Mỹ đang ở mức thấp bất thường. Trong khi nhu cầu thép phục hồi nhanh chóng sau sự sụt giảm do đại dịch Covid-19 gây ra thì sản xuất thép lại diễn ra với tốc độ chậm hơn. Điều này dẫn đến sự mất cân đối đáng kể giữa cung và cầu trên thị trường. Nhiều người mua báo cáo rằng, một số loại và kích cỡ của các sản phẩm phẳng bằng thép không gỉ hiện không còn sẵn có ở Mỹ.
Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị

ĐỌC THÊM