Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép xây dựng hôm nay 5/2/2020: Giá thép tiếp tục tăng, giá quặng sắt giảm

 Giá thép xây dựng ngày 5/2 tăng nhẹ, giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất gần 3 tháng do lo ngại tác động của virus corona đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Giá thép xây dựng thế giới tăng

Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 24 nhân dân tệ lên 3.309 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h30, ngày 5/2, giờ Việt Nam.

Giá thép trên sàn Thượng Hải tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (4/2) sau phiên bán tháo trước đó vì dự báo nhiều biện pháp từ chính phủ có thể bù đắp sự sụp đổ kinh tế do dịch bệnh, theo Reuters.

Hợp đồng thép thanh xây dựng được giao dịch nhiều nhất tăng 1,6% trong khi giá thép cuộn cán nóng tăng 1,4%.

Hợp đồng quặng sắt giao sau ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng do những lo ngại liên quan đến tác động kinh tế của sự bùng phát của virus corona.

Hợp đồng quặng sắt hoạt động mạnh nhất trên sàn Đại Liên, giảm mạnh 6,1% xuống 569,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 81,12 USD/tấn), mức thấp nhất kể từ ngày 12/11, trước khi đóng cửa giảm 2,6%.

Giá giao ngay của nguyên liệu sản xuất thép cũng giảm với sự chậm trễ trong việc nối lại các hoạt động xây dựng sau kì nghỉ Tết Nguyên đán trong bối cảnh virus bùng phát.

Giá quặng hàm lượng 62% đạt 83,80 USD/tấn vào thứ Hai (3/2), giảm 13,4% so với 96,8 USD/tấn vào ngày 22/1 và ghi nhận mức thấp nhất kể từ ngày 15/11, dựa trên dữ liệu của SteelHome.

Virus corona đã khiến 425 người tử vong ở Trung Quốc, chủ yếu ở tỉnh Hồ Bắc - trung tâm của dịch và hai người khác ở nước ngoài với tổng số ca nhiễm bệnh lên tới 20.500 người.

Hồ Bắc là tỉnh sản xuất thép lớn thứ sáu của Trung Quốc, chiếm 4% sản lượng thép thô trong năm 2018, theo CRU.

Kì nghỉ kéo dài và hạn chế đi lại do sự bùng phát virus đã khiến nhiều nhà máy đóng cửa.

Virus corona có khả năng ảnh hưởng đến mức độ thương mại thế giới vào năm 2020 vì không chắc chắn rằng các nhà máy có thể bắt kịp và bù đắp hoàn toàn cho sản xuất chậm trễ trước đó với năng lực hạn chế.

Sự bùng phát virus có thể làm chậm hoạt động sản xuất ô tô và các lĩnh vực khác và làm giảm nhu cầu sản phẩm thép, Giám đốc điều hành của Mitsui & Co, Nhật Bản cho biết.

Xuất khẩu quặng sắt của Brazil trong tháng 1, một trong hai nhà cung cấp lớn nhất của Trung Quốc, tăng 8.4% so với tháng trước nhưng giảm 19,3% so với cùng kì năm ngoái.

Thành phố sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc - Đường Sơn đưa ra cảnh báo ô nhiễm cấp độ hai, có thể khiến các nhà máy hạn chế sản lượng, giảm nhu cầu nguyên liệu.

Giá thép không gỉ trượt giảm 0,1%.

Giá các nguyên liệu thô khác tăng trở lại với giá than mỡ tăng 1,5% trong khi giá than cốc tăng 0,9%.

Năm 2020, ngành thép ở VN dự báo tăng trưởng đạt 6-8%

Theo nhận định từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2020, dự báo tăng trưởng sản xuất thép Việt Nam sẽ tiếp tục có tăng trưởng nhẹ, khoảng 6-8%.

Cụ thể, thép thô sẽ ước đạt gần 18 triệu tấn; sản lượng thép cán nóng (thép cuộn cán nóng dẹt và thép xây dựng) ước đạt khoảng 17,1 triệu tấn.

Năm 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu một số nguyên liệu như quặng sắt (gần 17 triệu tấn), thép phế (khoảng 5 triệu tấn), thép cuộn cán nóng ước khoảng 5 triệu tấn.

Mức tăng trưởng này được nhận định là sẽ thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng của ngành trong năm 2019 vừa qua.

Lý giải vấn đề này, Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, năm 2019 cho thấy những dấu hiệu chậm chạp của thị trường thép toàn cầu và dự kiến trong Quý I năm nay, tiêu thụ ngành vẫn chưa được cải thiện.

Trên toàn cầu, tăng trưởng công suất có thể vượt xa tăng trưởng nhu cầu, dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu và cuối cùng thu hẹp lợi nhuận.

Trong khu vực ASEAN, nhiều dự án thép liên hợp được đề xuất trong ASEAN sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nghiêm trọng và sẽ mất khoảng 20 năm để tiêu thụ thép của ASEAN có thể bắt kịp với công suất này.

Ngành thép trong nước tiếp tục đối mặt thách thức do sức ép cạnh tranh từ việc gia tăng nguồn cung trong nước, thép nhập khẩu từ nước ngoài; việc siết chặt tín dụng cho vay đối với thị trường bất động sản trong nước; ngoài ra, các công trình xây dựng giãn tiến độ chậm.

Trong tháng 12/2019, sản xuất và bán hàng thép thô đạt gần 1.304.000 tấn, tăng 3,2% so với tháng 11/2019 và tăng 1,1% so với cùng kỳ tháng 12/2018; tiêu thụ thép thô đạt trên 1.426.000 tấn, tăng 9,4% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ 2018.

Sản xuất thép thành phẩm đạt 2.257.000 tấn, tăng 6,25% so với mức tháng trước và tăng 11,9% so với cùng kỳ 2018. Bán hàng thép thành phẩm đạt trên gần 2.007.000 tấn, giảm 1,65% so với tháng trước, nhưng tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, xuất khẩu thép đạt gần 360.000 tấn, tăng 5,33% so với tháng 11/2019 nhưng giảm 9% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam, hết tháng 12/2019, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép như quặng sắt tăng từ 3- 5USD/tấn; giá thép phế tăng khoảng 15 - 20 USD/tấn so với đầu tháng 11/2019; giá bán thép trong nước hiện ở mức bình quân khoảng 11.500 -11.800 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp.

Nguồn tin : VOH

 

ĐỌC THÊM