Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép xây dựng hôm nay 7/3: Trong nước tiếp tục tăng giá

Ngày 7/3, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước tiếp tục tăng mạnh giá bán; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải đã tăng lên mức 4.863 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh giá bán, đạt mức cao nhất tính trong vòng 1 tháng qua. Cụ thể, cả hai dòng thép đều tăng thêm 410 đồng/kg, thép cuộn CB240 đạt mức 17.730 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.830 đồng/kg.

Thép Việt Ý tăng mạnh giá bán, với dòng thép cuộn CB240 tăng 410 đồng, có giá 17.680 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 tăng thêm 410 đồng, chạm mức 17.780 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 tăng 400 đồng, hiện ở mức 17.710 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng 410 đồng, hiện có giá 18.020 đồng/kg – ghi nhận đây là lần tăng thứ 3 trong vòng 1 tháng qua.

Thép Việt Mỹ đạt mức tăng kỉ lục trong 30 ngày qua, thép cuộn CB240 tăng 300 đồng, hiện ở mức 17.570 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 tăng 310 đồng, có giá 17.680 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với 2 sản phẩm của hãng đều tăng thêm 400 đồng/kg. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 đạt mức 17.710 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.810 đồng/kg.

Thép Việt Sing, dòng thép thanh vằn D10 CB300 tăng 400 đồng hiện có giá 17.710 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 tăng 400 đồng chạm mức 17.910 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát tiếp tục ghi nhận tăng giá bán sau biến động ngày 4/3, với thép cuộn CB240 tăng 410 đồng/kg đạt mức 17.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 410 đồng/kg hiện có giá 17.880 đồng/kg.

Thép Việt Đức vẫn có sự điều chỉnh về giá bán, với thép cuộn CB240 tăng 400 đồng, đạt mức 17.810 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng thêm 410 đồng, hiện có giá 18.120 đồng/kg.

Thép Việt Mỹ điều chỉnh tăng mạnh giá bán lên 410 đồng/kg, với dòng thép cuộn CB240 tăng lên mức 17.680 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 17.730 đồng/kg.

Thép Pomina tăng vượt ngưỡng 18.100 đồng/kg, với dòng thép cuộn CB240 tăng 310 đồng, hiện ở mức 18.270 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng lên 360 đồng, hiện có giá bán 18.470 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát tiếp tục tăng mạnh giá bán, vượt ngưỡng 17.700 đồng/kg, với dòng thép cuộn CB240 tăng lên 460 đồng hiện ở mức 17.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng thêm 460 đồng, chạm mức 17.880 đồng/kg.

Thương hiệu thép Pomina duy trì tăng giá bán, với thép cuộn CB240 tăng 400 đồng, hiện ở mức 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 410 đồng có giá 18.170 đồng/kg.

Thép Việt Mỹ, dòng thép cuộn CB240 tăng 410 đồng, hiện ở mức 17.680 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 410 đồng, chạm mức 17.780 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 tăng 400 đồng, chạm mức 17.760 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng thêm 400, hiện có giá 17.910 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 186 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước, lên mức 4.863 Nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt vẫn tiếp tục leo thang bởi một số nguyên nhân. Trước hết, xung đột Nga - Ukraine gần đây ngày càng leo thang, và xuất khẩu quặng sắt của hai nước này bị ảnh hưởng.

Đối với thép, Nga và Ukraine cùng chiếm khoảng 10% tổng lượng thép xuất khẩu toàn cầu. Theo một báo cáo của Motilal Oswal Securities, các biện pháp trừng phạt cũng có thể dẫn đến leo thang chi phí do nhu cầu tìm nguồn cung ứng thay thế, sự chậm trễ trong việc thiết lập các nguồn mới và đảm bảo thanh toán cũng như việc trì hoãn việc xuất hàng.

Ngoài ra, các nhà máy thép chính ở hai nước đã tạm ngừng cung cấp thép, điều này có thể làm tăng xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Trung Quốc, do đó làm tăng nhu cầu về quặng sắt và giá quặng sắt tăng do tâm lý thị trường lạc quan.

Bên cạnh đó, các lô hàng từ Australia và Brazil liên tục ở mức thấp do yếu tố mùa vụ, đặc biệt là trận mưa ở Brazil đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển quặng sắt. Chính vì vậy, lượng quặng sắt đến Trung Quốc đã khá thấp trong một thời gian.

Nhà môi giới ICICI Securities cho biết, Ấn Độ có vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu về thép, nhôm và ngũ cốc thực phẩm - lúa mì và gạo. Nước này là nhà cung cấp thay thế nhiều sản phẩm khoáng sản mà Nga thường chiếm ưu thế.

Là nhà cung cấp thay thế thép, nhôm và ngũ cốc thực phẩm, xuất khẩu của Ấn Độ có thể sẽ được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga.

Đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu sẽ cảm thấy tác động của việc cung cấp thấp hơn nhôm, neon (một sản phẩm phụ của thép, được sử dụng trong chất bán dẫn cho ô tô).

Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị

ĐỌC THÊM