Thời gian tới, giá nguyên liệu thế giới còn tiếp tục tăng cao khi nguồn cung bị thắt chặt, chi phí tăng lên sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến việc mua nguyên liệu của các đơn vị, hiệu quả kinh doanh thép tiếp tục bị kéo thấp...
Giá vật liệu hôm nay 7/5: Giá thép giảm sâu trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay (7/5) giảm 127 nhân dân tệ, xuống mức 4.727 nhân dân tệ/tấn.
Trước đó, chốt phiên giao dịch ngày 6/5, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên và Singapore giảm hơn 5%, khi Trung Quốc tăng cường ứng phó chính sách Covid-19 cứng rắn đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, khiến các thương nhân thận trọng hơn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Đại Liên giảm 5,1% xuống 825 nhân dân tệ (123,47 USD)/tấn, sau 4 phiên tăng.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Singapore giảm 5,4% xuống 137,45 USD/tấn và có tuần giảm thứ 5 liên tiếp.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc ở mức 144,5 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước đó. Tính từ đầu năm đến nay, giá quặng sắt giao ngay tăng 18%, theo thông tin công bố từ công ty tư vấn SteelHome.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây, thép cuộn cán nóng và thép không gỉ đều giảm 3,7% mỗi loại.
Giá thép ngày 6/5, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải đã giảm 62 nhân dân tệ xuống mức 4.852 nhân dân tệ/tấn.
Trong nước, giá thép hôm nay (7/5) tiếp tục đứng ở mức cao. Giá thép tại miền Nam: Thép Hòa Phát tiếp tục duy trì ổn định. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Pomina bình ổn giá bán 27 ngày liên tiếp, với 2 dòng sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 19.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.630 đồng/kg.
Thép VAS chuỗi ngày ổn định giá bán tiếp tục được ghi nhận. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.990 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 19.130 đồng/kg.
Giá vật liệu hôm nay 7/5
Giá thép tại miền Bắc: Thương hiệu thép Hòa Phát kéo dài chuỗi ngày ổn định. Cụ thể, thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 18.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.040 đồng/kg.
Thép Việt Ý ghi nhận giá cả tiếp tục ổn định. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.990 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức không có biến động về giá cả. Với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.880 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.180 đồng/kg.
Thép VAS tiếp tục duy trì mức giá cao nhất trong 30 ngày qua, dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.
Thép Việt Nhật ngừng tăng giá kể từ biến động ngày 16/3, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.920 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với 2 sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 đạt mức 18.820 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.030 đồng/kg.
Giá vật liệu hôm nay 7/5
Giá thép tại miền Trung: Thép Hòa Phát hôm nay (12/4) ổn định. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Việt Đức ngừng tăng giá kể từ biến động ngày 16/3. Cụ thể, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.280 đồng/kg.
Thép VAS được ghi nhận giá bán tiếp tục ổn định. Hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.840 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 19.380 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.580 đồng/kg.
Giá vật liệu hôm nay 7/5
Nhập khẩu sắt thép quý I/2022 giảm lượng nhưng tăng kim ngạch. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2022, cả nước nhập khẩu trên 3,01 triệu tấn sắt thép, tương đương trên 3,14 tỷ USD, giá trung bình đạt 1.043,5 USD/tấn, giảm 18% về lượng, nhưng tăng 18,4% kim ngạch và tăng 45% về giá so với quý I/2021.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc, với 978.998 tấn, tương đương 998,85 triệu USD, giá 1.020,3 USD/tấn, giảm mạnh 48% về lượng, giảm 21,4% về kim ngạch, nhưng tăng mạnh 51% về giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 32,5% trong tổng lượng và chiếm 31,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.
Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Nhật Bản đạt 469.952 tấn, tương đương 462,62 triệu USD, giá nhập khẩu 984,4 USD/tấn, giảm 7,6% về lượng nhưng tăng 25,3% về kim ngạch, tăng 35,6% về giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm trên 15,6% trong tổng lượng và chiếm 14,7% trong tổng kim ngạch.
Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 339.240 tấn, trị giá 425,55 triệu USD, giá 1.254 USD/tấn, giảm 14,8% về lượng, nhưng tăng 18,4% về kim ngạch và tăng 39% về giá so với quý I/2021, chiếm 11,3% trong tổng lượng và chiếm 13,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.
Dù giá thép trong nước cao song chi phí nguyên vật liệu, cước phí vận chuyển đều tăng vọt khiến lợi nhuận quý I/2022 của hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đi xuống.
Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, trong quý đầu năm nay, tiêu thụ thép thành phẩm đạt 8,137 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, xuất khẩu thép đạt khoảng 2.275 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, giảm 22,15% về khối lượng nhưng lại tăng 12,53% về giá trị so với cùng kỳ. Tuy vậy, hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành lại không biến động thuận chiều.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý I của Tổng công ty Thép Việt Nam - VNSteel (mã TVN) cho thấy đà giảm mạnh lợi nhuận tại các đơn vị thành viên, đặc biệt là ở mảng thép xây dựng và tôn mạ.
VNSteel nhận định trong thời gian tới, giá nguyên liệu thế giới còn tiếp tục tăng cao khi nguồn cung bị thắt chặt, chi phí tăng cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến việc mua nguyên liệu của các đơn vị, hiệu quả kinh doanh thép tiếp tục bị ảnh hưởng.
Nguồn tin: Dân việt