Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá vật liệu hôm nay 8/7: Thép quay đầu giảm, giá quặng sắt phục hồi

Giá vật liệu hôm nay 8/7: Hôm nay ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động; trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép quay đầu giảm xuống mức 4.203 nhân dân tệ/tấn.

Giá vật liệu hôm nay 8/7: Giá thép quay đầu giảm trên Sàn Thượng Hải 

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 25 nhân dân tệ/tấn xuống mức 4.203 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên phục hồi từ đợt bán tháo trong phiên trước đó.

Giá quặng sắt Đại Liên phục hồi từ đợt bán tháo trong phiên trước đó để tăng 5% do đồng USD giảm, mặc dù lo ngại về suy thoái toàn cầu và các hạn chế Covid-19 mới ở Trung Quốc vẫn tồn tại.

Quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên tăng 3,9% lên 756,50 nhân dân tệ (tương đương 112,82 USD)/tấn giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Singapore tăng 1,7% lên 113,5 USD/tấn. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 4 phiên liên tiếp trong 6 phiên.

Chứng khoán châu Á đã cố gắng tăng dần vào thứ năm khi các nhà đầu tư vật lộn với rủi ro suy thoái và khả năng tạm dừng tăng lãi suất, trong khi đồng euro giao dịch ở mức thấp nhất trong hai năm.

Đồng USD giảm 0,2% sau khi tăng lên mức cao đỉnh điểm 20 năm so với giỏ tiền tệ chủ chốt, khiến kim loại được định giá bằng đồng bạc xanh rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm thứ tư (6/7) cho biết, triển vọng nền kinh tế toàn cầu đã "tối đi đáng kể" kể từ tháng 4 và bà không thể loại trừ khả năng suy thoái toàn cầu vào năm tới do rủi ro gia tăng.

Trung Quốc đang chống lại các đợt bùng phát Covid-19 bằng việc thử nghiệm hàng loạt và các biện pháp hạn chế mới, bao gồm cả ở Thượng Hải, nơi có các ca nhiễm mới liên quan đến một tòa nhà có phòng hát karaoke đang hoạt động bất hợp pháp.

Giá các kim loại màu có diễn biến trái chiều. Thiếc giảm 2,5% xuống còn 187.210 nhân dân tệ/tấn (27.948 USD/tấn). Nickel giảm 2,2% xuống còn 176.150 nhân dân tệ/tấn (26.296 USD/tấn). Kẽm tăng 1,7% lên 23.208 nhân dân tệ/tấn (3.464 USD/tấn).

Giá vật liệu trong nước hôm nay 8/7 

Trên thị trường nội địa, giá thép hôm nay vẫn giữ nguyên sau điều chỉnh vào ngày 27/6. Theo đó, tại khu vực miền Bắc, giá thép nhìn chung điều chỉnh giảm 150.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 16,5 triệu đồng/tấn và 16,8 triệu đồng/tấn.

Giá thép trong nước gần 3 tháng qua đã có 7 lần điều chỉnh giảm với tổng mức giảm khoảng gần 3 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước. 

Giá vật liệu hôm nay 8/7: Thép quay đầu giảm, giá quặng sắt phục hồi - Ảnh 2.

Giá thép trong nước gần 3 tháng qua đã có 7 lần điều chỉnh giảm với tổng mức giảm khoảng gần 3 triệu đồng/tấn.

Giá vật liệu hôm nay 8/7: Thép quay đầu giảm, giá quặng sắt phục hồi - Ảnh 3.

Giá thép trong nước gần 3 tháng qua đã có 7 lần điều chỉnh giảm với tổng mức giảm khoảng gần 3 triệu đồng/tấn.

Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (8/7), giá thép giữ nguyên sau khi điều chỉnh vào ngày 27/6. Theo đó, tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 150.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 16,5 triệu đồng/tấn và 16,8 triệu đồng/tấn. 

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 150.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn xuống còn 16,36 triệu đồng/tấn và 16,77 triệu đồng/tấn.

Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 150.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn còn 16,36 triệu đồng/tấn và 16,77 triệu đồng/tấn.

Với thép Kyoei, giá hôm nay là 16,26 triệu đồng/tấn và 16,66 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau khi giảm 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn theo thứ tự.

Như vậy, trong vòng hơn 6 tuần, giá thép ghi nhận lần giảm thứ 7 với tổng mức giảm đến gần 3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép

Nguyên nhân giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng đi xuống. Giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm từ cuối tháng 3 đến nay khiến thị trường thép chững lại.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.

Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 bình ổn giá bán ở mức 16.360 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.

Thép VAS (Việt Mỹ) không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.410 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tạm thời ở mức 16.390 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 5.

Giá vật liệu hôm nay 8/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 6.

Giá vật liệu hôm nay 8/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 7.

Giá vật liệu hôm nay 8/7

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 16.360 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.770 đồng/kg.

Thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.410 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.460 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.760 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 8.

Giá vật liệu hôm nay 8/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 9.

Giá vật liệu hôm nay 8/7

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.850 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 17.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.710 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.540 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 10.

Giá vật liệu hôm nay 8/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 11.

Giá vật liệu hôm nay 8/7

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng năm 2022, cả nước nhập khẩu trên 5,25 triệu tấn sắt thép, trị giá gần 5,59 tỷ USD, giá trung bình đạt 1.063,8 USD/tấn, giảm 12% về lượng, nhưng tăng 20,4% kim ngạch và tăng 36,9% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng tháng 5/2022, nhập khẩu 1,28 triệu tấn sắt thép, tương đương trên 1,4 tỷ USD, giá trung bình 1.097,5 USD/tấn, tăng 33% về lượng, tăng 35,4% về kim ngạch, nhưng tăng nhẹ 1,7% về giá so với tháng 4/2022; so với tháng 5/2021 thì tăng 34,5% về lượng, tăng 54,4% kim ngạch và tăng 14,8% về giá.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc, với 2,17 triệu tấn, tương đương 2,21 tỷ USD, giá 1.018,7 USD/tấn, giảm mạnh 30,6% về lượng, giảm 3,8% về kim ngạch, nhưng tăng mạnh 38,5% về giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 41,4% trong tổng lượng và chiếm 39,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

VSA dự báo các doanh nghiệp thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và những yếu tố bất ổn trong 6 tháng cuối năm 2022. Báo cáo của Bộ Công Thương mới đây cho biết dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn… với dự báo giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng thị trường thép nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn khi giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm trong tháng 7, thậm chí có thể kéo dài đến hết quý III, trong khi lợi nhuận mảng xuất khẩu thép không còn tốt như trước.

Trong 6 tháng đầu năm, thị trường thép trong nước đã chứng kiến nhiều biến động mạnh về giá. 3 tháng đầu năm, giá thép đã có 7 đợt tăng nóng và chạm mốc 19 - 19,5 triệu đồng/tấn.

Song đà tăng này không bền vững, đến đầu tháng 5, giá thép xây dựng lại lao dốc 7 đợt liên tiếp, xuống còn khoảng 16 – 17 triệu đồng/tấn tùy loại và thương hiệu.

VSA cho rằng giá thép sẽ tiếp tục giảm trong tháng 7, thậm chí có thể kéo dài đến hết quý III.

Nguồn tin: Dân việt

ĐỌC THÊM