Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong ngành Thép Việt Nam đã tận dung những cơ hội để đầu tư phát triển, mở rộng thị trường và đạt được nhiều kết quả thắng lợi. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển mọt cách bền vững trong những những năm tiếp theo. Ngành cần nhanh chóng thực hiện một số giải pháp căn bản ngay trong giai đoạn vượt qua khó khăn và phục hồi nền kinh tế.
Trong 2 năm 2007-2008, ngành Thép Việt Nam đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước. Tính đến ngày 31/12/2008, đã có 23 dự án trong qui hoạch đã được cấp phép và 32 dự án ngoài qui hoạch được hình thành từ các địa phương. Việc có quá nhiều dự án đầu tư do địa phương quyết định dẫn đến công suất của ngành Thép Việt Nam trong các năm 2009, 2010 sẽ vượt qua nhu cầu, dự kíen là 20 triệu tấn. Trong năm 2008, giá thép trong nước luôn biến động theo chiều hướng tăng. Nghiên cứu giá thép bình quân của 2 loại sản phẩm thép + 6mm, +8mm và thép cây +16mm trong năm 2008 bằng cách lấy giá thép bình quân trên thị trường của 4 công ty Vicasa, Pomina, Vinakyoe, Thép Thái Nguyên.
Diễn biến giá thép Việt Nam trong năm 2008
Đơn vị tính: đ/kg
Loại thép | Quí I | Quí II | Quí III | Quí IV |
+ 6-8mm | 14.500 | 16.000 | 17.500 | 13.00 |
+ 16mm | 208.000 | 232.000 | 240.000 | 218.000 |
Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ trong năm 2009-2010 của ngành Thép Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
-Công suất các nhà máy thép chắc chắn vượt qua con số 20 triệu tấn, vượt xa nhu cầu dự báo trong 2 năm 2009-2010, dẫn đến việc cung lớn hơn cầu đối với ngành Thép Việt Nam.
-Mặc dù thuế nhập khẩu đối với các loại sản phẩm thép tăng từ 10-12%, nhưng giá thép trong nước vẫn cao hơn giá thép trên thị trường thế giới.
-Việc giá phôi thép trên thế giới có khuynh hướng tăng trở lại vào khoảng trên dưới 10%, nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với năm 2008, cộng với việc cắt giảm sản lượng thép của đa số công ty thép trên thế giới vào khoảng 10-12%, sẽ làm cho việc xuất khẩu phôi thép của VN càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
-Sản lượng tiêu thụ trong nước giảm xuống vì còn rất nhiều dự án, công trình xây dựng tạm thời hoãn lại, do yếu tố lạm phát, suy thoái kinh tế trên thế giới.
-Mức tăng trưởng của ngành Thép Việt Nam trong năm 2009-2010 sẽ khôgn cao, dự báo mức tăng trưởng tối đa vào khoảng 4%-5% so với năm 2008.
Để vượt qua những khó khăn trong năm 2009, năm 2010 và tiếp tục phát triển một cách bền vững trong những năm tiếp theo, ngành Thép Việt Nam cần thực hiện một số nhóm giải pháp sau:
*Nhóm giải pháp nhằm thực hiện việc điều chỉnh chiến lược phát triển thị trường
-Nghiên cứu khảo sát thị trường VN để xác định lại nhu cầu khách hàng trong giai đoạn kinh tế suy thoái đang từng bước phục hồi.
-Điều chỉnh lại hoạt động sản xuất phù hợp với lượng cầu trên thị trường, phù hợp với khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ nước ngoài.
-Thực hiện tiết kiệm triệt để trong mọi hoạt động phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.
-Điều chỉnh danh mục vốn đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài nước.
-Vẫn căn cứ vào Qui hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 do Thủ tướng phê duyệt vào t háng 7/2007 để thực hiện điều chỉnh chiến lược.
*Nhóm giải pháp về marketing
-Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm thị trường xuất khẩu ngõ hầu, giải quyết tình trạng dư thừa công suất trong những năm sau này, tiếp cận khách hàng bằng mọi hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt các khách hàng là đơn vị, công ty, xí nghiệp, nhà máy có giấy phép dadàu tư sản xuất hoặc có nhu cầu xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng.
-Hoàn thiện chính sách sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, qui cách và chất lượng sản phẩm bằng cách cải tiến qui trình công nghệ, thiết kế khuôn mẫu… đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu, nâng thương hiệu thép của các doanh nghiệp lên tầm quốc gia. Các sản phẩm thép Việt Nam phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9.000, ISO 9001 : 2000, ISO 14.000… Điều này sẽ giúp cho ngành Thép Việt Nam nhiều thuận lợi khi tham gia hoạt động xuất khẩu.
-Hoàn thiện chính sách giá cho phù hợp với mức độ cạnh tranh giá trên thị trường trong nước và ngoài nước. Việc xác định giá bán sản phẩm phải phù hợp với từng khu vực trên thị trường, phù hợp với từng đối tượng khách hàng là tổ chức hay cá nhân và giá bán thể hiện được khả năng cạnh tranh tốt. Để thực hiện điều này, các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam phải thực hiện tiết kiệm triệt để, bằng cách cải tiến qui trình sản xuất, qui trình quản lý, làm việc, qui trình bán hàng sao cho thật phù hợp, nhằm hạ giá thành sản phẩm thép Việt Nam trong những năm tới.
-Điều chỉnh lại kênh phân phối, hệ thống các đại lý bán hàng sao cho hiệu quả. Có các chính sách, biện pháp động viên các đại lý, các nhà phân phối nâng cao doanh thu. Mạnh dạn cắt hợp đồng các đại lý kinh doanh không hiệu quả, thường xuyên vi phạm các qui định trong hợp đồng đại lý.
-Điều chỉnh lại các hoạt động chiêu thị, xác định lại các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, marketing trực tiếp, hoạt động quan hệ công chúng, xem hoạt động chiêu thị nào hiệu quả trong giai đoạn hiện nay thì tập trung tiến hành.
-Xác định lợi thế so sánh cạnh tranh của ngành Thép Việt Nam với một số quocó gia khác như Hàn Quốc,Trung Quốc, Malaysia… Căn cứ vào lợi thế cạnh tranh đó để phát huy, nâgn cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép Việt Nam.
*Nhóm giải pháp về công nghệ, môi trường
-Khi phê duyệt các dự ánđầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép, cần nghiên cứu thật kỹ về qui trình công nghệ luyện kim cán, kéo thép và quá trình xử lý các dạng chất thải. Qui trình công nghệ này phải đảm bảo các yếu tố về sức khoẻ người lao động, phải đảm bảo các yêu cầu thật tốt, đúng qui định vêềmôi trường như lá khí thải, nước thải, phế liệu… Tuyệt đối không nhập các công nghệ phát sinh ra những chất thải độc hại do một số nước hiện nay đang từng bước thải hồi.
-Xây dựng các bộ phận thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên về môi trường trong quá trình luyện kim, kéo thép, tránh tình trạng như đã xảy ra ở Công ty Vedan.
*Nhóm giải pháp về việc nâng cao trình độ đội ngũ quản lý
-Tiếp tục nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho các lực lượng quản lý trẻ bằng các hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các trường đại học trong và ngoài nước.
-Xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài một cách cụ thể về vật chất, tinh thần như chính sách về phúc lợi, thu nhập, thăng tiến, đào tạo nâng cao…
-Hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo quản lý và sử dụng nguồn nhân lực sao cho thật hiệu quả.
*Nhóm giải pháp về tài chính
-Tăng cường tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức như ODA, ADB, IMF…
-Minh bạch hoá hoạt động kinh doanh, tài chính hàng năm trước đại hội cơo đông, nhằm tạo uy tín để có thể dễ dàng huy động nguồn lực từ các cổ đông khi cần thiết.
-Thực hiện các hoạt động liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để san sẻ, bổ sung nguồn lực cho nhau, nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính.
(Vinanet)