Bài toán giảm lãi suất đang trở nên khó khăn với Chính phủ và hình như quá khó cho NHNN khi những vấn đề của các ngân hàng nhỏ chưa được xử lý dứt điểm.
Giảm lãi suất vẫn khó tiếp cận vốn
Ngay trước và sau khi Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị 01 và công văn 674 liên quan đến kế hoạch tín dụng năm 2012, một số ngân hàng lớn đã bắt đầu "sóng" giảm lãi suất.
Không tính đến tiền lệ BIDV (ngân hàng này đã 5 lần giảm lãi suất cho vay từ tháng 9/2011 đến nay), đã có thêm Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG) tham gia vào "chiến dịch" này. Nhưng nếu VCB và CTG luôn được xem là hai ngân hàng có tiềm lực và cũng là chủ nợ của nhiều ngân hàng thương mại nhỏ, thì việc một ngân hàng khác là Agribank và một ngân hàng cổ phần đầu tiên là VIB, cùng tự nguyện trở thành những người "tạo sóng", đã cho thấy việc giảm lãi suất cho vay đang có nhiều dấu hiệu trở nên một xu hướng, thay cho những hành động đơn lẻ như trước đây.
Hiện tượng trên đang diễn ra, không ồn ào nhưng có vẻ khá chắc chắn. Nhưng khác rất nhiều với thời điểm tháng 9/2011, và lần này đã chưa hề xuất hiện hoạt động "PR" của NHNN. Cũng chưa có bất kỳ một tín hiệu nào từ phía NHNN về khả năng sẽ kéo giảm lãi suất trong thời gian tới.
Bài toán giảm lãi suất đang trở nên khó khăn với Chính phủ và hình như quá khó cho NHNN khi những vấn đề của các ngân hàng nhỏ chưa được xử lý dứt điểm.
Giảm lãi suất vẫn khó tiếp cận vốn
Ngay trước và sau khi Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị 01 và công văn 674 liên quan đến kế hoạch tín dụng năm 2012, một số ngân hàng lớn đã bắt đầu "sóng" giảm lãi suất.
Không tính đến tiền lệ BIDV (ngân hàng này đã 5 lần giảm lãi suất cho vay từ tháng 9/2011 đến nay), đã có thêm Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG) tham gia vào "chiến dịch" này. Nhưng nếu VCB và CTG luôn được xem là hai ngân hàng có tiềm lực và cũng là chủ nợ của nhiều ngân hàng thương mại nhỏ, thì việc một ngân hàng khác là Agribank và một ngân hàng cổ phần đầu tiên là VIB, cùng tự nguyện trở thành những người "tạo sóng", đã cho thấy việc giảm lãi suất cho vay đang có nhiều dấu hiệu trở nên một xu hướng, thay cho những hành động đơn lẻ như trước đây.
Hiện tượng trên đang diễn ra, không ồn ào nhưng có vẻ khá chắc chắn. Nhưng khác rất nhiều với thời điểm tháng 9/2011, và lần này đã chưa hề xuất hiện hoạt động "PR" của NHNN. Cũng chưa có bất kỳ một tín hiệu nào từ phía NHNN về khả năng sẽ kéo giảm lãi suất trong thời gian tới.
Từ tháng 11/2011 đến nay, Thủ tướng đã 4 lần yêu cầu NHNN "giảm ngay lãi suất", nhưng cũng cho đến nay cái công việc được hứa hẹn quá nhiều này vẫn lại được... tiếp tục hứa hẹn.
Trong vài tháng tới, có thể sẽ xuất hiện cả những ngân hàng vừa và nhỏ tham gia vào "sóng" giảm lãi suất. Lẽ dĩ nhiên, người ta có thể suy diễn đơn giản là việc ngân hàng lớn giảm lãi suất đã gây sức ép đáng kể cho các ngân hàng nhỏ, khiến cho các ngân hàng này, dù thanh khoản vẫn còn eo hẹp, vẫn phải làm một cái gì đó mang tính tượng trưng.
Bài toán đang trở nên khó khăn với Chính phủ và hình như quá khó cho NHNN. Tất nhiên không thể bất chấp mọi kêu cứu của các doanh nghiệp nhưng việc giảm lãi suất nếu có xảy ra thì nỗi lo cho ai vay và tìm nguồn để cho vay đều là câu hỏi khó trong điều kiện hiện nay.
Nguồn tin: VEF