Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giảm lãi suất "kịch đường tàu" chỉ 1%

 Trước nhiều đồn đoán về hạ lãi suất, lãnh đạo ngân hàng và chuyên gia kinh tế cho rằng khó kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm sâu, nếu có sẽ chỉ quanh ngưỡng 1%. 

Trong vòng 1 tháng trở lại đây mặt bằng lãi suất trên toàn hệ thống tài chính đã giảm đáng kể. Ghi nhận của Ngân hàng Nhà nước trong tuần giao dịch từ 25/2 đến 1/3 cho thấy, lãi suất huy động đã được các nhà băng rút về mức 10-11%/năm cho kỳ hạn gửi 12 tháng trở lên, như Vietcombank là 10%, DongABank là 10,8%, VPBank giảm về còn 10,6%.... Cá biệt một vài nhà băng nhỏ như NHTMCP Bắc Á vẫn duy trì mức huy động 12%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng nhằm giữ chân người gửi tiền.

Cùng với đó, một loạt chương trình ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu tiêu dùng cá nhân cũng được các nhà băng đưa ra. Với mục tiêu tăng trưởng huy động vốn của NHTMCP Á Châu (ACB) trong năm 2013 là 20-30%, ngay từ cuối tháng 2 nhà băng này đã công bố giảm lãi suất cho vay xuống chỉ còn 11,5%/năm, hiện là mức lãi suất thấp nhất trong toàn hệ thống.

NHTMCP Đại Dương (Oceanbank) đưa ra chính sách ưu đãi với các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp khi mua xe ô tô Trường Hải với mức lãi suất 12%/năm trong 3 tháng đầu tiên, hạn mức vay lên tới 60-100% giá trị xe... Cá biệt có NHTMCP Bản Việt triển khai chương trình cho vay mua nhà ở dành cho khách hàng cá nhân với mức lãi suất 10%/năm trong 3 tháng đầu tiên.

Đưa ra mức lãi suất thấp là vậy, nhưng lãnh đạo các ngân hàng đều chung nhìn nhận, dù đang trong xu hướng hạ nhưng lãi suất sẽ chỉ giảm chút ít trong ngắn hạn để nhà băng kích cầu tiêu dùng, về lâu dài sẽ khó giảm sâu.

Nhìn nhận về kỳ vọng giảm lãi suất trong thời gian tới, TS. Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách (VEPR) – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, lạm phát đang bình ổn là điều kiện thuận lợi để giảm dần lãi suất điều hành, tuy nhiên mức giảm sẽ không sâu như kỳ vọng. Hiện nay, lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên là 9-12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 11-15%/năm (ngắn hạn), 14,6-17,5%/năm (trung và dài hạn).

 

Mặt bằng lãi suất giảm hiện tại chỉ mang tính kích cầu là chủ yếu, về lâu dài lái suất sẽ khó giảm sâu

Mặt bằng lãi suất sẽ rất khó giảm quá 2% do vướng vào "căn bệnh" trầm kha của hệ thống ngân hàng.

"Căn bệnh" đầu tiên được TS. Thành "điểm mặt chỉ tên" là nợ xấu. Nợ xấu vẫn ở mức cao buộc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Nhiều phương án xử lý nợ xấu đã được đưa ra, nhưng vẫn chưa có một quyết sách cuối cùng để xử lý số nợ khổng lồ này. "Gánh nặng nợ xấu ngày càng đè nặng lên vai các NHTM do buộc phải tự xử lý số nợ xấu của mình. Nếu thị trường mua bán nợ xấu không phát triển kịp thời thì khó khai thông được các khoản nợ đang tồn tại" – ông Thành nghi ngại.

Điểm nghẽn thứ hai, theo TS. Thành là hiện nhiều nhà băng đang "rải tiền" mua trái phiếu Chính phủ trong khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống âm (tính tới ngày 21/2, tăng trưởng tín dụng âm 0,86%). Đây chính là lý do giải thích vì sao thời gian qua, các ngân hàng tung ra hàng loạt chương trình cho vay ưu đãi.

“Tăng trưởng tín dụng âm buộc Chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa để kích cầu. Song biện pháp này lại khiến lãi suất cho vay khó giảm thêm. Chưa kể phải cảnh giác với câu chuyện lạm phát có thể quay trở lại bất cứ lúc nào nếu không được kìm giữ tốt" – TS. Thành thừa nhận.

Tổng giám đốc một NHTM thuộc top 4 NH dẫn đầu hiện nay cũng thừa nhận, khó kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm sâu, nếu có sẽ chỉ quanh ngưỡng 1%. Đầu ra lãi suất cao khiến doanh nghiệp đắn đo vay tiền để hoạt động và mở rộng kinh doanh. Ngân hàng cũng kiểm soát chặt dòng tiền để tránh nợ xấu trong tương lai.... vòng luẩn quẩn dòng tiền – lãi suất chưa thể giải quyết triệt để, khiến mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay đang trở nên mong manh. 

Nguồn tin: infonet

ĐỌC THÊM