Quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng tiền mặt của các ngân hàng từ chính phủ nhằm thúc đẩy sự cấp vốn cho nền kinh tế trong nước không thể giúp giảm bớt tình trạng dòng tiền mặt eo hẹp trong ngành thép.
Chính phủ nước này đã quyết định hôm 30/5 rằng sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng khác ngoài những ngân hàng nông thôn, với điều kiện là các khoản tín dụng của ngân hàng sẽ được cấp cho những đối tượng doanh nghiệp quy mô nhỏ và những doanh nghiệp này có liên quan đến sự phát triển kinh tế nông thôn.
Ủy ban Tài chính Trung Quốc đã lý giải động thái này như sự điều chỉnh khéo léo của Bắc Kinh lên chính sách tiền tệ của mình nhằm thúc đẩy nền kinh tế nội địa. Tuy nhiên, ngành thép khó mà được hưởng lợi nhiều từ quyết định này. Tín dụng siết chặt đã và đang gây sức ép dai dẳng lên các nhà máy thép, hầu hết trong số họ đều đang chật vật với quy định tỷ lệ nợ/tài sản phải đạt ít nhất 60%.
“Các ngành công nghiệp như ngành thép đang gặp khó khăn khi nguồn cung dư thừa quá mức, hiện nay đang bị cắt giảm bớt nên sẽ hoàn toàn không nằm trong chính sách như vậy”, một nhà phân tích ở Bắc Kinh nói, thêm vào đó cũng không có nhà máy thép hay thương nhân Trung Quốc nào có thể được phân loại thành doanh nghiệp quy mô nhỏ cả.
Đại diện một nhà máy tư nhân ở tỉnh Hà Bắc cũng cho biết không có ngân hàng Trung Quốc nào sẽ sẵn lòng tăng thêm tín dụng cho ngành thép. Nhiều ngân hàng hiện đã bị gánh nặng với các khoản cho vay lớn tới nhà máy và thương nhân kinh doanh thép ở trong nước và họ cũng xác nhận là mất khả năng chi trả những khoản nợ này đúng hạn.
Một ví dụ điển hình đó là China Minsheng Bank với khoản tiền cho Haixin Steel vay chưa được thanh toán lên đến 3 tỷ NDT (486 triệu USD), đây là nhà máy tư nhân có công suất 3,5 triệu tấn mỗi năm, nằm ở tỉnh Sơn Tây.
Nguồn tin: Satthep.net