Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hàng loạt doanh nghiệp xin lùi thời hạn áp thuế thép không gỉ

 Sau kiến nghị áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Bắc từ mức 6,45% đến 30,73% của Cục Quản lý cạnh tranh, một làn sóng phản đối của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thép không gỉ những ngày qua đã cho thấy, sản xuất trong nước còn phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu.

Ông Phạm Chung Anh - Chủ tịch HĐQT Cty Gia Anh - cho biết: Với mức áp thuế nêu trên, giá nhập nguyên liệu buộc phải tăng thêm từ 7-30% thì giá thành sản phẩm inox sản xuất trong nước sẽ tăng thêm từ 5-23%. Đây chính là rào cản lớn nhất cho các DN sản xuất cũng như DN nhập khẩu thép không gỉ cán nguội. Các DN lo ngại, trong bối cảnh cả hai doanh nghiệp đứng đơn khởi kiện các DN nhập khẩu bán phá giá hiện chiếm đến trên 80% thị phần thép không gỉ sản xuất trong nước.

Nếu biện pháp chống bán phá giá được thực thi thì sẽ dựng lên một rào cản khiến sản phẩm thép các nước bị hạn chế XK vào thị trường VN, vô hình trung tạo vị thế độc quyền cho 2 DN nội thao túng. Rút cuộc, người tiêu dùng sẽ lãnh hậu quả nặng nề vì phải trả tiền mua sản phẩm inox với giá cao hơn, thay vì các DN cạnh tranh để giảm giá nguyên liệu.

Không chỉ hạn chế cạnh tranh, việc áp thuế chống bán phá giá còn đẩy các DN sản xuất inox thành phẩm tại VN chỉ còn lựa chọn là thu hẹp sản xuất, nhường thị phần cho hàng nước ngoài hoặc buộc đẩy giá sản phẩm lên. Lúc đó DN cũng khó bán hàng và người tiêu dùng cũng chịu nhiều thiệt hại - Phó GĐ kinh doanh Cty CP Minh Hữu Liên - ông Lê Tấn Quốc - cho biết.

Ông cũng cho biết, do không thể có nguồn nguyên liệu thay thế nên trước mắt sẽ rất khó giải quyết các hợp đồng đã ký vì sự chênh lệch giá đầu vào của nguyên liệu.

Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) ông Hồ Nghĩa Dũng  - Chủ tịch VSA - cũng cho rằng: Bộ Công Thương cần cân nhắc thời điểm công bố quyết định áp thuế chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ để DN có thời gian thích hợp điều chỉnh. Khi áp dụng các chính sách bảo hộ thì cần phải cân nhắc đến tổng thể lợi ích của nền kinh tế chứ không chỉ xem xét đến lợi ích của 1 - 2 doanh nghiệp.

Hiệp hội Thép cũng cho biết, hiện thuế nhập khẩu thép không gỉ được điều chỉnh tăng từ 5% lên mức 10%. Nếu tiếp tục áp thuế chống bán phá giá mặt hàng này theo kết luận sơ bộ của Cục Quản lý cạnh tranh (từ 7-30%) sẽ khiến hàng chục DN sản xuất trong nước khó khăn vì giá nguyên liệu quá cao.

Được biết, ngay sau khi có kết luận sơ bộ và kiến nghị áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ, đại diện gần 20 DN sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thép này đã gửi đơn kiến nghị lên Bộ Công Thương đề nghị lùi thời hạn áp thuế để giảm bớt khó khăn cho DN. Theo quy định, trong vòng 7 ngày sau khi có kết luận chống bán phá giá, Bộ Công Thương sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng.

Nguồn: Lao động

ĐỌC THÊM