Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hàng xuất khẩu đã đối phó hơn 100 vụ kiện

Báo cáo Xuất nhập khẩu 2016 cho biết, tính đến hết năm 2016, đã có hơn 100 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài tiến hành điều tra và áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ở trong nước, các doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn nộp đơn kiện nhà nhập khẩu để bảo vệ sản xuất.
Trong hơn 100 vụ có 66 vụ chống bán phá giá, chín vụ chống trợ cấp, 15 vụ chống lẩn tránh thuế và 15 vụ tự vệ. Hoa Kỳ là nước điều tra Việt Nam nhiều nhất với 19 vụ, tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (14 vụ), Ấn Độ (14 vụ) và EU (12 vụ). Các mặt hàng bị điều tra rất đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như sắt, thép, sợi,… đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ như pin khô, bộ đồ ăn nhựa, ....

Riêng trong năm 2016 đã có 10 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại do nước ngoài tiến hành đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm 5 vụ việc chống bán phá giá, ba vụ việc lẩn tránh thuế và hai vụ việc chống trợ cấp, trong đó có hai vụ kiện kép chống bán phá giá và chống trợ cấp do Australia khởi xướng đối với mặt hàng nhôm ép và thép mạ kẽm.
Thực tế, ngày càng nhiều các quốc gia sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hoá nước khác. Việc Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng đồng nghĩa với việc chúng ta sẵn sàng chấp nhận một “sân chơi” và “luật chơi” chung, bình đẳng với mọi nước khác. Tại một hội nghị gần đây, bà Phạm Châu Giang, Trưởng phòng điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ kéo dài thời gian cắt giảm thuế, tạo cơ hội cho sản xuất trong nước trưởng thành, cạnh tranh với hàng hóa quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam gần đây đã mạnh dạn nộp đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp này và tích cực phối hợp cơ quan Nhà nước trong quá trình điều tra.
Chẳng hạn, Việt Nam kiện Hoa Kỳ lên WTO liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá áp dụng với tôm xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả là, nhà xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam - Công ty Minh Phú đã được đưa ra khỏi diện áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ. Cũng trong khuôn khổ WTO, Việt Nam đã kiện Indonesia liên quan đến biện pháp tự vệ áp dụng với tôn lạnh.
Ở trong nước, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước trước những vi phạm của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Trong năm 2016, Việt Nam đã tiến hành rà soát hành chính lần thứ nhất biện pháp chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội; Điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ kẽm, thép hình chữ H; Điều tra tự vệ đối với sản phẩm tôn màu; Áp dụng biện pháp tự vệ đối với bột ngọt, phôi thép và thép dài nhập khẩu.
Nguồn tin: Baomoi.com
 

 

ĐỌC THÊM